Những ngày này, nhiều lò đúc đồng ở làng Phú Lộc Tây 1, huyện Diên Khánh, đỏ lửa suốt đêm để làm các sản phẩm bán dịp Tết Giáp Thìn.
Làng nghề cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 10 km, với tuổi đời hơn 200 năm và nhận được sắc phong của vua Tự Đức. Đến nay, chỉ khoảng 18 hộ còn giữ các lò đúc đồng.
Những ngày này, nhiều lò đúc đồng ở làng Phú Lộc Tây 1, huyện Diên Khánh, đỏ lửa suốt đêm để làm các sản phẩm bán dịp Tết Giáp Thìn.
Làng nghề cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 10 km, với tuổi đời hơn 200 năm và nhận được sắc phong của vua Tự Đức. Đến nay, chỉ khoảng 18 hộ còn giữ các lò đúc đồng.
Phần khuôn đúc đồng làm bằng đất, được đặt vào lò nung suốt nhiều giờ. Theo các thợ đúc đồng, công đoạn làm khuôn là khó nhất đối với nghề này.
Phần khuôn đúc đồng làm bằng đất, được đặt vào lò nung suốt nhiều giờ. Theo các thợ đúc đồng, công đoạn làm khuôn là khó nhất đối với nghề này.
Chị Tuyết Hồng, chủ một lò đúc đồng ở thị trấn Diên Khánh cho biết thường các lò nổi lửa nấu đồng từ 16h đến 6h hôm sau. Trung bình mỗi đêm lò nấu khoảng 500 kg đồng.
Chị Tuyết Hồng, chủ một lò đúc đồng ở thị trấn Diên Khánh cho biết thường các lò nổi lửa nấu đồng từ 16h đến 6h hôm sau. Trung bình mỗi đêm lò nấu khoảng 500 kg đồng.
Để nấu đồng, lò đúc cần khoảng 9 nhân công với mức thù lao một triệu đồng mỗi đêm.
Người thợ dùng một thanh gỗ tạo độ phẳng cho đồng, công đoạn này được thực hiện lúc đồng đang nóng.
Sau vài phút, họ sẽ tháo khuôn, dùng vải đã nhúng nước làm nguội phần đồng nóng. "Việc này giúp tháo phần đồng ra khỏi khuôn dễ dàng", anh Châu, công nhân tại lò cho biết.
Người thợ dùng một thanh gỗ tạo độ phẳng cho đồng, công đoạn này được thực hiện lúc đồng đang nóng.
Sau vài phút, họ sẽ tháo khuôn, dùng vải đã nhúng nước làm nguội phần đồng nóng. "Việc này giúp tháo phần đồng ra khỏi khuôn dễ dàng", anh Châu, công nhân tại lò cho biết.
Sản phẩm đồng được lấy ra khi khuôn đúc nguội, sau đó sẽ được chuyển đến các nghệ nhân gia công hoàn thiện.
Sản phẩm đồng được lấy ra khi khuôn đúc nguội, sau đó sẽ được chuyển đến các nghệ nhân gia công hoàn thiện.
"Để cho ra một sản phẩm bằng đồng hoàn chỉnh phải trải qua ít nhất 6 công đoạn, hai ngày gia công và được thực hiện bởi nhiều người thợ lành nghề", nghệ nhân Trần Thiện, 68 tuổi nói và cho biết sau đại dịch lượng đơn đặt hàng các sản phẩm giảm.
"Để cho ra một sản phẩm bằng đồng hoàn chỉnh phải trải qua ít nhất 6 công đoạn, hai ngày gia công và được thực hiện bởi nhiều người thợ lành nghề", nghệ nhân Trần Thiện, 68 tuổi nói và cho biết sau đại dịch lượng đơn đặt hàng các sản phẩm giảm.
Một bộ đồng đầy đủ gồm lư hương, chân đèn, đài đựng nước... được bán với giá 4-5 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Nhường, Giám đốc Hợp tác xã đúc đồng Phú Lộc, huyện Diên Khánh, cho biết mỗi năm làng nghề bán ra thị trường khoảng 1.200 bộ sản phẩm, chủ yếu các tỉnh Tây Nguyên và phía Nam. Tuy nhiên, năm nay đơn đặt hàng giảm một nửa.
"Có thể do kinh tế khó khăn, nên nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút, đây là tình hình chung nên làng nghề cũng cố gắng vượt qua", ông Nhường nói.
Một bộ đồng đầy đủ gồm lư hương, chân đèn, đài đựng nước... được bán với giá 4-5 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Nhường, Giám đốc Hợp tác xã đúc đồng Phú Lộc, huyện Diên Khánh, cho biết mỗi năm làng nghề bán ra thị trường khoảng 1.200 bộ sản phẩm, chủ yếu các tỉnh Tây Nguyên và phía Nam. Tuy nhiên, năm nay đơn đặt hàng giảm một nửa.
"Có thể do kinh tế khó khăn, nên nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút, đây là tình hình chung nên làng nghề cũng cố gắng vượt qua", ông Nhường nói.
Bùi Toàn