
Từ 22h30 ngày 13/5, hàng nghìn tăng ni, Phật tử đã xếp nhiều hàng dài gần hết phố Quán Sứ, chờ tới giờ chiêm bái xá lợi Đức Phật.
Trước đó, người dân tập trung tại khu vực hồ Gươm để tham gia lễ rước xá lợi. Đoàn rước đi qua các tuyến phố trung tâm trước khi bảo tháp được tôn trí tại chùa Quán Sứ, sẵn sàng cho người dân vào chiêm bái.
Từ 22h30 ngày 13/5, hàng nghìn tăng ni, Phật tử đã xếp nhiều hàng dài gần hết phố Quán Sứ, chờ tới giờ chiêm bái xá lợi Đức Phật.
Trước đó, người dân tập trung tại khu vực hồ Gươm để tham gia lễ rước xá lợi. Đoàn rước đi qua các tuyến phố trung tâm trước khi bảo tháp được tôn trí tại chùa Quán Sứ, sẵn sàng cho người dân vào chiêm bái.

Càng về khuya dòng người đổ về chùa Quán Sứ càng đông, chật kín phố, buộc nhà chùa phải phân luồng. Ít nhất 10 hàng người, mỗi hàng dài hàng trăm mét, kiên nhẫn chờ đến giờ vào chiêm bái.
Càng về khuya dòng người đổ về chùa Quán Sứ càng đông, chật kín phố, buộc nhà chùa phải phân luồng. Ít nhất 10 hàng người, mỗi hàng dài hàng trăm mét, kiên nhẫn chờ đến giờ vào chiêm bái.

Theo lịch, chùa Quán Sứ mở cửa cho người dân và Phật tử chiêm bái từ 7h đến 21h30 hàng ngày, kéo dài từ 14/5 đến hết 16/5.
Hơn 21h ngày 13/5, thấy lượng người chờ quá đông, nhà chùa quyết định mở cửa sớm, tránh việc nhiều người ở xa phải chờ qua đêm.
Theo lịch, chùa Quán Sứ mở cửa cho người dân và Phật tử chiêm bái từ 7h đến 21h30 hàng ngày, kéo dài từ 14/5 đến hết 16/5.
Hơn 21h ngày 13/5, thấy lượng người chờ quá đông, nhà chùa quyết định mở cửa sớm, tránh việc nhiều người ở xa phải chờ qua đêm.
Một người dân không thể xếp hàng vào chiêm bái, vái vọng từ bên ngoài hàng rào.

Dù mở cửa sớm, nhiều người vẫn phải chờ khoảng hai tiếng mới tới lượt. Một số Phật tử lớn tuổi, sức yếu, trải chiếu nghỉ tạm trên vỉa hè, quyết tâm chờ xuyên đêm hoặc tìm cơ hội vào khi vắng người hơn.
Bà Kim Lý, 76 tuổi (đội mũ trắng), từ ngoại thành Hà Nội, có mặt tại chùa Quán Sứ từ 15h ngày 13/5. Bà nói đã hồi hộp cả tuần nay khi biết tin xá lợi Đức Phật về Hà Nội, nên đầu giờ chiều đã cùng hàng xóm bắt xe buýt tới chùa.
Dù chùa dự kiến mở cửa từ 6h sáng 14/5, bà Lý vẫn quyết định ngồi ngoài đường để là một trong những người đầu tiên vào chiêm bái. "Nếu sáng mai mới đi thì phải chờ lâu nên tôi đi từ sớm", bà nói.
Dù mở cửa sớm, nhiều người vẫn phải chờ khoảng hai tiếng mới tới lượt. Một số Phật tử lớn tuổi, sức yếu, trải chiếu nghỉ tạm trên vỉa hè, quyết tâm chờ xuyên đêm hoặc tìm cơ hội vào khi vắng người hơn.
Bà Kim Lý, 76 tuổi (đội mũ trắng), từ ngoại thành Hà Nội, có mặt tại chùa Quán Sứ từ 15h ngày 13/5. Bà nói đã hồi hộp cả tuần nay khi biết tin xá lợi Đức Phật về Hà Nội, nên đầu giờ chiều đã cùng hàng xóm bắt xe buýt tới chùa.
Dù chùa dự kiến mở cửa từ 6h sáng 14/5, bà Lý vẫn quyết định ngồi ngoài đường để là một trong những người đầu tiên vào chiêm bái. "Nếu sáng mai mới đi thì phải chờ lâu nên tôi đi từ sớm", bà nói.

Bà Phạm Thị Nga, 66 tuổi, từ Văn Lâm, Hưng Yên, cùng 11 người khác đã vào chiêm bái xá lợi Phật trong tối 13/5. Dù vậy, đoàn của bà vẫn trải chiếu trên vỉa hè, chờ đến sáng 14 để được vào chiêm bái lần nữa.
"Tôi muốn chờ đến sáng mai để được nhìn xá lợi Phật rõ hơn, nên sẽ thức trắng đêm nay", bà chia sẻ.
Bà Phạm Thị Nga, 66 tuổi, từ Văn Lâm, Hưng Yên, cùng 11 người khác đã vào chiêm bái xá lợi Phật trong tối 13/5. Dù vậy, đoàn của bà vẫn trải chiếu trên vỉa hè, chờ đến sáng 14 để được vào chiêm bái lần nữa.
"Tôi muốn chờ đến sáng mai để được nhìn xá lợi Phật rõ hơn, nên sẽ thức trắng đêm nay", bà chia sẻ.

Cách chùa Quán Sứ khoảng 500 m, nhà chùa bố trí một khu vực có bàn ghế, quạt mát để tăng ni, Phật tử và người dân có chỗ nghỉ tạm thời.
Cách chùa Quán Sứ khoảng 500 m, nhà chùa bố trí một khu vực có bàn ghế, quạt mát để tăng ni, Phật tử và người dân có chỗ nghỉ tạm thời.
Một nhóm người ngồi thiền trong lúc đợi đến sáng 14/5 vào chiêm bái.

Hơn 1h sáng 14/5, hàng trăm người vẫn kiên trì xếp thành 2-3 hàng dài từ phố Lý Thường Kiệt đến chùa Quán Sứ, tiếp tục chờ đợi.
Hơn 1h sáng 14/5, hàng trăm người vẫn kiên trì xếp thành 2-3 hàng dài từ phố Lý Thường Kiệt đến chùa Quán Sứ, tiếp tục chờ đợi.

Không chỉ người dân ở Hà Nội, nhiều người dân từ các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng cũng xếp hàng xuyên đêm.
Không chỉ người dân ở Hà Nội, nhiều người dân từ các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng cũng xếp hàng xuyên đêm.

Trước khi đến Hà Nội, từ ngày 3 đến 8/5, xá lợi Phật được an vị tại chùa Thanh Tâm (TP HCM) nhân Đại lễ Vesak. Sau đó, xá lợi được cung nghinh về núi Bà Đen (Tây Ninh) đến hết ngày 13/5. Sau chùa Quán Sứ (14-16/5), xá lợi sẽ tiếp tục được tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) từ ngày 17 đến 21/5.
Đây là lần đầu tiên xá lợi Phật được cung thỉnh đến Việt Nam, là kết quả của sự hợp tác giữa chính phủ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chính phủ Ấn Độ và các tổ chức Phật giáo quốc tế.
Xá lợi này là xá lợi thân thể (Shariradhātu) thiêng liêng của Đức Phật, hiện được lưu giữ tại Thiền viện Mūlagandhakuti Vihāra ở thánh địa Sarnath, Varanasi (Ấn Độ) - nơi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi Ngài giác ngộ. Bảo vật được bảo quản cẩn trọng trong một chiếc tráp bạc tại thiền viện.
Trước khi đến Hà Nội, từ ngày 3 đến 8/5, xá lợi Phật được an vị tại chùa Thanh Tâm (TP HCM) nhân Đại lễ Vesak. Sau đó, xá lợi được cung nghinh về núi Bà Đen (Tây Ninh) đến hết ngày 13/5. Sau chùa Quán Sứ (14-16/5), xá lợi sẽ tiếp tục được tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam) từ ngày 17 đến 21/5.
Đây là lần đầu tiên xá lợi Phật được cung thỉnh đến Việt Nam, là kết quả của sự hợp tác giữa chính phủ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chính phủ Ấn Độ và các tổ chức Phật giáo quốc tế.
Xá lợi này là xá lợi thân thể (Shariradhātu) thiêng liêng của Đức Phật, hiện được lưu giữ tại Thiền viện Mūlagandhakuti Vihāra ở thánh địa Sarnath, Varanasi (Ấn Độ) - nơi Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi Ngài giác ngộ. Bảo vật được bảo quản cẩn trọng trong một chiếc tráp bạc tại thiền viện.
Quỳnh Nga