Bảo tàng Tôn Đức Thắng (số 5 đường Tôn Đức Thắng, quận 1) đang phối hợp Tổng công ty Ba Son tổ chức triển lãm chuyên đề “Ba Son – Dòng thời gian", nhân kỷ niệm 136 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Triển lãm trưng bày 180 tài liệu, hiện vật về quá trình hình thành và phát triển của Ba Son, phong trào đấu tranh của công nhân ở xưởng dưới sự lãnh đạo nhà cách mạng Tôn Đức Thắng những năm đầu thế kỷ XX; thành tựu của Ba Son sau ngày thống nhất đất nước.
Trong ảnh là Ba Son những năm 1900-1920 nhìn từ trên cao. Xưởng ban đầu có tên là Chu sư (còn gọi là thủy xưởng) lập ra từ năm 1791, dưới thời vua Nguyễn Ánh, trên khu vực Ba Son (nay là phường Bến Nghé, quận 1) để đóng và sửa chữa thuyền. Năm 1863, Pháp biến nơi đây thành xưởng đóng tàu tên Arsenal de Saigon (còn gọi là xưởng đóng tàu Sài Gòn hay xưởng Ba Son).
Bảo tàng Tôn Đức Thắng (số 5 đường Tôn Đức Thắng, quận 1) đang phối hợp Tổng công ty Ba Son tổ chức triển lãm chuyên đề “Ba Son – Dòng thời gian", nhân kỷ niệm 136 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Triển lãm trưng bày 180 tài liệu, hiện vật về quá trình hình thành và phát triển của Ba Son, phong trào đấu tranh của công nhân ở xưởng dưới sự lãnh đạo nhà cách mạng Tôn Đức Thắng những năm đầu thế kỷ XX; thành tựu của Ba Son sau ngày thống nhất đất nước.
Trong ảnh là Ba Son những năm 1900-1920 nhìn từ trên cao. Xưởng ban đầu có tên là Chu sư (còn gọi là thủy xưởng) lập ra từ năm 1791, dưới thời vua Nguyễn Ánh, trên khu vực Ba Son (nay là phường Bến Nghé, quận 1) để đóng và sửa chữa thuyền. Năm 1863, Pháp biến nơi đây thành xưởng đóng tàu tên Arsenal de Saigon (còn gọi là xưởng đóng tàu Sài Gòn hay xưởng Ba Son).
Xưởng nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn với rạch Thị Nghè. Tàu thuyền di chuyển vào ụ tàu tại xưởng Ba Son.
Xưởng nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn với rạch Thị Nghè. Tàu thuyền di chuyển vào ụ tàu tại xưởng Ba Son.
Ụ tàu lớn tại xưởng, xây dựng cuối năm 1888, là ụ tàu duy nhất của Ba Son gần như còn nguyên vẹn sau hơn 130 năm. Công trình dài 156 m, rộng 21 m, sâu 10 m, móng lót đá, thành ụ lát đá ong Biên Hòa, sử dụng vật liệu xây mang từ Pháp, kinh phí hơn 7,8 triệu franc.
Phía nam của ụ tàu là xưởng đóng tàu, đông giáp xưởng cơ khí, tây giáp trạm xưởng ụ đốc.
Ụ tàu lớn tại xưởng, xây dựng cuối năm 1888, là ụ tàu duy nhất của Ba Son gần như còn nguyên vẹn sau hơn 130 năm. Công trình dài 156 m, rộng 21 m, sâu 10 m, móng lót đá, thành ụ lát đá ong Biên Hòa, sử dụng vật liệu xây mang từ Pháp, kinh phí hơn 7,8 triệu franc.
Phía nam của ụ tàu là xưởng đóng tàu, đông giáp xưởng cơ khí, tây giáp trạm xưởng ụ đốc.
Tàu bọc thép mang tên Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đóng tại Ba Son, tàu dài 90 m, rộng 12 m, trọng lượng 3100 tấn. Đây là công trình hiện đại nhất mà xưởng lúc đó đảm nhiệm. Sau hạ thủy ngày 6/4/1921, tàu Albert Sarraut trực thuộc quyền kiểm soát của Toàn quyền Đông Dương và được giao cho Hạm đội Đông Dương quản lý.
Tàu bọc thép mang tên Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đóng tại Ba Son, tàu dài 90 m, rộng 12 m, trọng lượng 3100 tấn. Đây là công trình hiện đại nhất mà xưởng lúc đó đảm nhiệm. Sau hạ thủy ngày 6/4/1921, tàu Albert Sarraut trực thuộc quyền kiểm soát của Toàn quyền Đông Dương và được giao cho Hạm đội Đông Dương quản lý.
Cổng vào xưởng đóng tàu Sài Gòn những năm 1920-1929.
Công nhân và chủ người Pháp tại xưởng Ba Son những năm 1925-1926.
Đây là trong trong xưởng tàu lớn nhất Đông Dương thời đó, tập trung rất nhiều công nhân, lao động, trở thành cái nôi của giai cấp công nhân, nơi mở đầu cho cuộc cách mạng vô sản Việt Nam 1915-928. Trong số những thợ thuyền, tiêu biểu nhất là Tôn Đức Thắng đã liên kết các thành viên thành lập Công hội đỏ đầu tiên ở Sài Gòn (năm 1921) mục đích tương trợ, bênh vực quyền lợi của công nhân.
Công nhân và chủ người Pháp tại xưởng Ba Son những năm 1925-1926.
Đây là trong trong xưởng tàu lớn nhất Đông Dương thời đó, tập trung rất nhiều công nhân, lao động, trở thành cái nôi của giai cấp công nhân, nơi mở đầu cho cuộc cách mạng vô sản Việt Nam 1915-928. Trong số những thợ thuyền, tiêu biểu nhất là Tôn Đức Thắng đã liên kết các thành viên thành lập Công hội đỏ đầu tiên ở Sài Gòn (năm 1921) mục đích tương trợ, bênh vực quyền lợi của công nhân.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (áo trắng, 1888-1980) cùng những người bạn lính thợ Việt Nam tại quân cảng Toulon (miền Nam nước Pháp) năm 1917. Ông quê ở cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, An Giang, thường được người dân gọi là Bác Tôn.
Năm 24 tuổi, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công, rồi hoạt động cách mạng. Cuối năm 1929, Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt, kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông trở về đất liền tham gia Ủy Ban kháng chiến miền Nam, được Đảng và nhà nước giao nhiều trọng trách.
Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam từ năm 1969 đến khi qua đời năm 1980. Trước đó, ông là Phó chủ tịch nước giai đoạn 1960-1969.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (áo trắng, 1888-1980) cùng những người bạn lính thợ Việt Nam tại quân cảng Toulon (miền Nam nước Pháp) năm 1917. Ông quê ở cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, An Giang, thường được người dân gọi là Bác Tôn.
Năm 24 tuổi, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công, rồi hoạt động cách mạng. Cuối năm 1929, Bác Tôn bị thực dân Pháp bắt, kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông trở về đất liền tham gia Ủy Ban kháng chiến miền Nam, được Đảng và nhà nước giao nhiều trọng trách.
Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam từ năm 1969 đến khi qua đời năm 1980. Trước đó, ông là Phó chủ tịch nước giai đoạn 1960-1969.
Ở lần triển lãm này, đơn vị tổ chức còn trưng bày những hiện vật liên quan xưởng Ba Son. Trong hình là máy xọc (kiểm tra vật liệu sắt, thép, đá) được Chủ tịch Tôn Đức Thắng dùng trong thời gian làm thợ tại xưởng những năm 1909-1912.
Ở lần triển lãm này, đơn vị tổ chức còn trưng bày những hiện vật liên quan xưởng Ba Son. Trong hình là máy xọc (kiểm tra vật liệu sắt, thép, đá) được Chủ tịch Tôn Đức Thắng dùng trong thời gian làm thợ tại xưởng những năm 1909-1912.
Mô hình chiến hạm Jules Michelet biểu trưng cho cuộc đấu tranh của công nhân ở Ba Son. Ngày 4/8/1925, tuần dương hạm Jules Michelet (Pháp) đã bị hỏng máy trên đường đến Trung Quốc trấn áp các cuộc đấu tranh cách mạng, buộc phải ghé xưởng Ba Son để sửa chữa.
Nắm được nguồn tin này, ông Tôn Đức Thắng tập hợp hội viên công hội ở xưởng đình công với mục đích kìm chân chiến hãm, làm phá sản kế hoạch đàn áp phong trào cách mạng thế giới. Cuộc đấu tranh kéo dài 4 tháng và gây được tiếng vang, các yêu sách của công nhân đưa ra đều được giải quyết.
Mô hình chiến hạm Jules Michelet biểu trưng cho cuộc đấu tranh của công nhân ở Ba Son. Ngày 4/8/1925, tuần dương hạm Jules Michelet (Pháp) đã bị hỏng máy trên đường đến Trung Quốc trấn áp các cuộc đấu tranh cách mạng, buộc phải ghé xưởng Ba Son để sửa chữa.
Nắm được nguồn tin này, ông Tôn Đức Thắng tập hợp hội viên công hội ở xưởng đình công với mục đích kìm chân chiến hãm, làm phá sản kế hoạch đàn áp phong trào cách mạng thế giới. Cuộc đấu tranh kéo dài 4 tháng và gây được tiếng vang, các yêu sách của công nhân đưa ra đều được giải quyết.
Triển lãm thu hút nhiều người dân. Dẫn hai con nhỏ đi tham quan, chị Ông Thoại Linh, quận Gò Vấp, cho biết con đều rất thích khoa học, lịch sử nên muốn tới tìm hiểu. "Tôi muốn cho hai cháu hiểu thêm về truyền thống lịch sử nước nhà", chị Linh nói.
Triển lãm diễn ra từ ngày 20/8 đến hết tháng 5/2025.
Triển lãm thu hút nhiều người dân. Dẫn hai con nhỏ đi tham quan, chị Ông Thoại Linh, quận Gò Vấp, cho biết con đều rất thích khoa học, lịch sử nên muốn tới tìm hiểu. "Tôi muốn cho hai cháu hiểu thêm về truyền thống lịch sử nước nhà", chị Linh nói.
Triển lãm diễn ra từ ngày 20/8 đến hết tháng 5/2025.
Ba Son nằm ở trung tâm TP HCM, chạy dọc sông Sài Gòn, giáp đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh. Khu vực này có một đoạn ngầm của tuyến Metro số 1 chạy qua. Đồ họa: Đăng Hiếu
Ba Son nằm ở trung tâm TP HCM, chạy dọc sông Sài Gòn, giáp đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Hữu Cảnh. Khu vực này có một đoạn ngầm của tuyến Metro số 1 chạy qua. Đồ họa: Đăng Hiếu
Thanh Tùng
(Ảnh tư liệu Bảo tàng Tôn Đức Thắng)