
Dù đã nghỉ hưu 5 năm, ông Bùi Văn Thành (cựu công nhân viên quốc phòng Nhà máy A32, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân) vẫn đều đặn cho ra lò những mô hình máy bay chiến đấu để làm quà tặng.
Dù đã nghỉ hưu 5 năm, ông Bùi Văn Thành (cựu công nhân viên quốc phòng Nhà máy A32, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân) vẫn đều đặn cho ra lò những mô hình máy bay chiến đấu để làm quà tặng.

Trong căn nhà tại ngõ 1A đường Lê Trọng Tấn (phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), ông Thành lưu trữ hàng xấp bản vẽ thiết kế các loại máy bay như MiG15, MiG17, Su 22, Su22 M4, Su 27, Su 30MK2... Từ những bản vẽ này, ông Thành nghiên cứu, chia tỷ lệ chi tiết để làm những khuôn đúc cho mô hình nhỏ.
Trong căn nhà tại ngõ 1A đường Lê Trọng Tấn (phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), ông Thành lưu trữ hàng xấp bản vẽ thiết kế các loại máy bay như MiG15, MiG17, Su 22, Su22 M4, Su 27, Su 30MK2... Từ những bản vẽ này, ông Thành nghiên cứu, chia tỷ lệ chi tiết để làm những khuôn đúc cho mô hình nhỏ.

Xưởng "sản xuất" máy bay của ông Thành là khu bếp phía sau căn nhà chính. Đồ nghề giản đơn với một chiếc bàn, máy khoan, dũa,....
Ông Thành có 7 năm đi bộ đội, sau đó chuyển sang quân nhân quốc phòng. Ông được học nghề trong Quân chủng Phòng không Không quân, đóng quân ở sân bay Yên Bái. Sau chiến tranh biên giới năm 1979, chàng thanh niên gốc Phú Thọ theo đơn vị chuyển vào Đà Nẵng.
Xưởng "sản xuất" máy bay của ông Thành là khu bếp phía sau căn nhà chính. Đồ nghề giản đơn với một chiếc bàn, máy khoan, dũa,....
Ông Thành có 7 năm đi bộ đội, sau đó chuyển sang quân nhân quốc phòng. Ông được học nghề trong Quân chủng Phòng không Không quân, đóng quân ở sân bay Yên Bái. Sau chiến tranh biên giới năm 1979, chàng thanh niên gốc Phú Thọ theo đơn vị chuyển vào Đà Nẵng.

Cơ duyên đưa ông đến với nghề máy bay mô hình bắt đầu từ nhiệm vụ của lãnh đạo nhà máy, yêu cầu làm mô hình máy bay chiến đầu bằng mica để tặng lãnh đạo cấp cao đến thăm. Những chiếc máy bay mô hình nhận được nhiều lời khen ngợi đã thôi thúc người quân nhân mày mò thêm mẫu mã và chuyển sang làm bằng chất liệu nhôm vì "nguyên liệu có sẵn, bền và đẹp". Nhưng các lò đúc chỉ làm giúp được phần thân, cánh. Còn các chi tiết khác phải chế tác thêm.
Cơ duyên đưa ông đến với nghề máy bay mô hình bắt đầu từ nhiệm vụ của lãnh đạo nhà máy, yêu cầu làm mô hình máy bay chiến đầu bằng mica để tặng lãnh đạo cấp cao đến thăm. Những chiếc máy bay mô hình nhận được nhiều lời khen ngợi đã thôi thúc người quân nhân mày mò thêm mẫu mã và chuyển sang làm bằng chất liệu nhôm vì "nguyên liệu có sẵn, bền và đẹp". Nhưng các lò đúc chỉ làm giúp được phần thân, cánh. Còn các chi tiết khác phải chế tác thêm.

Sau khi nhận thân máy bay về, ông Thành kiểm tra và khoan, cắt ở các vị trí để lắp đặt buồng lái, tên lửa... theo đúng bản thiết kế, rồi đánh bóng. "Có lẽ tôi là người duy nhất làm mô hình máy bay chiến đấu bằng nhôm đúc", ông Thành nói.
Sau khi nhận thân máy bay về, ông Thành kiểm tra và khoan, cắt ở các vị trí để lắp đặt buồng lái, tên lửa... theo đúng bản thiết kế, rồi đánh bóng. "Có lẽ tôi là người duy nhất làm mô hình máy bay chiến đấu bằng nhôm đúc", ông Thành nói.

Để tiện lợi và giảm mùi hôi đến các hộ dân xung quanh, ông Thành dùng các bình sơn mini. Con hẻm nhỏ bên nhà là nơi ông mượn tạm để phơi những sản phẩm đang làm dở.
Khi còn là nhân viên nhà máy, nhiều lần lãnh đạo yêu cầu phải làm gấp để có quà tặng cho đoàn đến thăm đơn vị, ông Thành phải thức trắng đêm để hoàn thành sản phẩm. Thậm chí làm xuyên Tết. Lúc nghỉ hưu, dù nhiều đơn hàng đồng đội hối thúc nhưng ông vẫn làm cẩn thận từng chi tiết mới giao hàng. "Người ngoài làm sao cũng được. Còn mình là người trong ngành phải làm đúng thiết kế của bản vẽ chứ không làm đại trà", ông nói.
Để tiện lợi và giảm mùi hôi đến các hộ dân xung quanh, ông Thành dùng các bình sơn mini. Con hẻm nhỏ bên nhà là nơi ông mượn tạm để phơi những sản phẩm đang làm dở.
Khi còn là nhân viên nhà máy, nhiều lần lãnh đạo yêu cầu phải làm gấp để có quà tặng cho đoàn đến thăm đơn vị, ông Thành phải thức trắng đêm để hoàn thành sản phẩm. Thậm chí làm xuyên Tết. Lúc nghỉ hưu, dù nhiều đơn hàng đồng đội hối thúc nhưng ông vẫn làm cẩn thận từng chi tiết mới giao hàng. "Người ngoài làm sao cũng được. Còn mình là người trong ngành phải làm đúng thiết kế của bản vẽ chứ không làm đại trà", ông nói.

Những chiếc máy bay mô hình được sơn theo đúng mẫu. Ông Thành cho hay đã phải thường xuyên lên mạng tìm hiểu, học từng màu sơn của các loại máy bay chiến đấu để làm cho giống y hệt. "Màu rằn ri thì bay rừng. Còn rằn ri trắng là bay biển", ông giải thích.
Những chiếc máy bay mô hình được sơn theo đúng mẫu. Ông Thành cho hay đã phải thường xuyên lên mạng tìm hiểu, học từng màu sơn của các loại máy bay chiến đấu để làm cho giống y hệt. "Màu rằn ri thì bay rừng. Còn rằn ri trắng là bay biển", ông giải thích.

Cuối mỗi ngày hoặc khi trời mưa, ông Thành cùng vợ Nguyễn Thị Phí di chuyển bàn phơi vào phía trong. Ông cũng từng bị mất trộm một số máy bay mô hình do người qua đường thấy đẹp "chôm" về, dù chưa hoàn thiện.
Cuối mỗi ngày hoặc khi trời mưa, ông Thành cùng vợ Nguyễn Thị Phí di chuyển bàn phơi vào phía trong. Ông cũng từng bị mất trộm một số máy bay mô hình do người qua đường thấy đẹp "chôm" về, dù chưa hoàn thiện.

Công đoạn cuối cùng là gắn tên lửa. Những chi tiết nhỏ cần độ chính xác cao hơn và phải gắn đúng chủng loại của từng dòng máy bay chiến đấu.
Công đoạn cuối cùng là gắn tên lửa. Những chi tiết nhỏ cần độ chính xác cao hơn và phải gắn đúng chủng loại của từng dòng máy bay chiến đấu.

Không nhớ cụ thể số lượng đã làm, ông Thành cho biết nhiều mô hình máy bay chiến đấu này đã được đơn vị chọn làm quà tặng cho các lãnh đạo cấp cao.
Trong năm 2019, ông Thành đã nhận chế tác hơn 70 mô hình máy bay theo các đơn đặt hàng của đồng đội. Mỗi chiếc có giá từ 3 đến 5 triệu đồng tuỳ vào kích cỡ. "Mình xem đây như thú vui, không đặt nặng về kinh tế", ông nói.
Không nhớ cụ thể số lượng đã làm, ông Thành cho biết nhiều mô hình máy bay chiến đấu này đã được đơn vị chọn làm quà tặng cho các lãnh đạo cấp cao.
Trong năm 2019, ông Thành đã nhận chế tác hơn 70 mô hình máy bay theo các đơn đặt hàng của đồng đội. Mỗi chiếc có giá từ 3 đến 5 triệu đồng tuỳ vào kích cỡ. "Mình xem đây như thú vui, không đặt nặng về kinh tế", ông nói.
Nguyễn Đông