Nằm trong Làng nghề Trường Sơn ở Cụm công nghiệp Diên Phú (huyện Diên Khánh), xưởng chế tác đàn đá của ông Đông hàng ngày văng vẳng tiếng đục đẽo, công nhân cặm cụi làm để kịp gửi cho khách.
Là nhạc công, ông Đông mày mò làm đàn đá hơn 30 năm nay. Ban đầu, việc làm đàn chỉ để ông thoả mãn đam mê. Sau đó, nhiều đồng nghiệp hỏi mua, ông mới làm và bán. Năm 2018, xưởng của ông Đông ra đời và đến nay sản xuất gần 100 bộ đàn đá.
Đàn đá là nhạc cụ cổ của Việt Nam, được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.
Nằm trong Làng nghề Trường Sơn ở Cụm công nghiệp Diên Phú (huyện Diên Khánh), xưởng chế tác đàn đá của ông Đông hàng ngày văng vẳng tiếng đục đẽo, công nhân cặm cụi làm để kịp gửi cho khách.
Là nhạc công, ông Đông mày mò làm đàn đá hơn 30 năm nay. Ban đầu, việc làm đàn chỉ để ông thoả mãn đam mê. Sau đó, nhiều đồng nghiệp hỏi mua, ông mới làm và bán. Năm 2018, xưởng của ông Đông ra đời và đến nay sản xuất gần 100 bộ đàn đá.
Đàn đá là nhạc cụ cổ của Việt Nam, được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.
Đá sừng, hay còn gọi đá đen tại xưởng được lấy từ vùng núi ở huyện Khánh Vĩnh, bề ngoài có màu xám nhưng chế tác ra màu đen bóng. Nghệ nhân cho biết, trước đây để kiếm được đá, phải lên các vùng núi ở huyện Khánh Vĩnh, gặp và hướng dẫn bà con đồng bào cách nhận biết loại đá này để khai thác. Giờ đây, ngồi tại nhà ông Đông có thể gọi điện đặt hàng, nhờ người vận chuyển xuống xuôi. Chi phí mỗi tảng đá được vận chuyển tận nơi khoảng một triệu đồng.
Đá sừng, hay còn gọi đá đen tại xưởng được lấy từ vùng núi ở huyện Khánh Vĩnh, bề ngoài có màu xám nhưng chế tác ra màu đen bóng. Nghệ nhân cho biết, trước đây để kiếm được đá, phải lên các vùng núi ở huyện Khánh Vĩnh, gặp và hướng dẫn bà con đồng bào cách nhận biết loại đá này để khai thác. Giờ đây, ngồi tại nhà ông Đông có thể gọi điện đặt hàng, nhờ người vận chuyển xuống xuôi. Chi phí mỗi tảng đá được vận chuyển tận nơi khoảng một triệu đồng.
Qua các tài liệu cũ, ông Đông cho biết đá sừng và đá rhyolite mới có thể làm đàn đá. Tuy nhiên, ông khẳng định thực tế rất nhiều loại đá có thể làm đàn, kể cả san hô. Sau một thời khảo sát ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, ông Đông thấy Khánh Hòa có trữ lượng đá nhiều và chất lượng hơn hẳn.
Qua các tài liệu cũ, ông Đông cho biết đá sừng và đá rhyolite mới có thể làm đàn đá. Tuy nhiên, ông khẳng định thực tế rất nhiều loại đá có thể làm đàn, kể cả san hô. Sau một thời khảo sát ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, ông Đông thấy Khánh Hòa có trữ lượng đá nhiều và chất lượng hơn hẳn.
Kỹ thuật đục tinh, định vị nốt trên tảng đá. Quy trình để tạo ra đàn đá ở xưởng chia thành 5 công đoạn: Xác định độ vang và âm vực của khối đá; tìm thớ của đá để tách ra từng thanh đá; đục thô để kiểm tra âm thanh và đáp ứng yêu cầu về hình dạng của đá; chỉnh tinh để định vị nốt; dùng máy để đưa đá về nguyên trạng ban đầu (xóa hết các vết đẽo, gọt, mài trên đá).
“Các công đoạn nhìn đơn giản nhưng người thợ phải tích lũy đủ kinh nghiệm mới làm ra một thanh đàn đúng tiêu chuẩn”, ông Đông nói.
Kỹ thuật đục tinh, định vị nốt trên tảng đá. Quy trình để tạo ra đàn đá ở xưởng chia thành 5 công đoạn: Xác định độ vang và âm vực của khối đá; tìm thớ của đá để tách ra từng thanh đá; đục thô để kiểm tra âm thanh và đáp ứng yêu cầu về hình dạng của đá; chỉnh tinh để định vị nốt; dùng máy để đưa đá về nguyên trạng ban đầu (xóa hết các vết đẽo, gọt, mài trên đá).
“Các công đoạn nhìn đơn giản nhưng người thợ phải tích lũy đủ kinh nghiệm mới làm ra một thanh đàn đúng tiêu chuẩn”, ông Đông nói.
Người thợ mài thô thanh đá để xóa bớt các cạnh sắc nhọn sau khi đục đẽo. Việc này giảm bớt thời gian cho công đoạn cuối cùng khi làm đàn.
Người thợ mài thô thanh đá để xóa bớt các cạnh sắc nhọn sau khi đục đẽo. Việc này giảm bớt thời gian cho công đoạn cuối cùng khi làm đàn.
Ông Đông ký hiệu nốt nhạc cho những người thợ không biết về nhạc lý dễ hiểu khi chế tác. Theo ông, việc đào tạo về chế tác đàn đá khó hơn biểu diễn, vì người làm đàn phải có hiểu biết về âm nhạc.
Ông Đông ký hiệu nốt nhạc cho những người thợ không biết về nhạc lý dễ hiểu khi chế tác. Theo ông, việc đào tạo về chế tác đàn đá khó hơn biểu diễn, vì người làm đàn phải có hiểu biết về âm nhạc.
Người thợ đo cao độ của thanh đá bằng thiết bị chuyên dụng. Dựa vào cao độ của thanh đá, thợ sẽ căn cứ để chỉnh âm thanh cho phù hợp.
Người thợ đo cao độ của thanh đá bằng thiết bị chuyên dụng. Dựa vào cao độ của thanh đá, thợ sẽ căn cứ để chỉnh âm thanh cho phù hợp.
Anh Phan Hữu Quân (phường Vĩnh Trung, TP Nha Trang) làm công nhân tại xưởng đá hơn hai năm nay. Anh cho biết công việc cơ bản khó nhưng vui. “Làm ở đây tôi cảm thấy tự hào vì bản thân có thể giúp cho văn hóa truyền thống của dân tộc được quan tâm hơn”, anh Quân nói.
Anh Phan Hữu Quân (phường Vĩnh Trung, TP Nha Trang) làm công nhân tại xưởng đá hơn hai năm nay. Anh cho biết công việc cơ bản khó nhưng vui. “Làm ở đây tôi cảm thấy tự hào vì bản thân có thể giúp cho văn hóa truyền thống của dân tộc được quan tâm hơn”, anh Quân nói.
Ông Đông mua máy trộn bê tông, rồi tự chế thêm các thanh sắt cố định ở bên trong. Những thanh đá sẽ được bỏ vào xoay, để đưa mặt đá về nguyên hiện trạng ban đầu. Đây cũng là công đoạn cuối cùng tạo ra những thanh đàn đá hoàn chỉnh.
Ông Đông mua máy trộn bê tông, rồi tự chế thêm các thanh sắt cố định ở bên trong. Những thanh đá sẽ được bỏ vào xoay, để đưa mặt đá về nguyên hiện trạng ban đầu. Đây cũng là công đoạn cuối cùng tạo ra những thanh đàn đá hoàn chỉnh.
Ông Đông thử âm thanh bộ đàn đá được lấy ý tưởng từ bộ bảo vật quốc gia, gồm 14 thanh tương ứng 14 nốt. Năm nay, ông đã làm được 15 bộ đàn đá, phần lớn đơn đặt hàng đều từ TP HCM. Năm ngoái, với mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương, huyện Khánh Sơn đã đặt ông chế tác 10 bộ.
Nghệ nhân hi vọng tương lai có thể in thành sách tất cả những kiến thức về đàn đá, từ nghệ thuật biểu biểu diễn đến chế tạo đàn, tạo thành hệ thống bài bản cho những ai có nhu cầu tiếp cận, học hỏi.
Ông Đông thử âm thanh bộ đàn đá được lấy ý tưởng từ bộ bảo vật quốc gia, gồm 14 thanh tương ứng 14 nốt. Năm nay, ông đã làm được 15 bộ đàn đá, phần lớn đơn đặt hàng đều từ TP HCM. Năm ngoái, với mục đích bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương, huyện Khánh Sơn đã đặt ông chế tác 10 bộ.
Nghệ nhân hi vọng tương lai có thể in thành sách tất cả những kiến thức về đàn đá, từ nghệ thuật biểu biểu diễn đến chế tạo đàn, tạo thành hệ thống bài bản cho những ai có nhu cầu tiếp cận, học hỏi.
Xưởng chế tác đàn đá của ông Nguyễn Phương Đông. Video: Bùi Toàn
Bùi Toàn