Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam đang có tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội già hóa sang xã hội già. Một trong những thách thức mà xu hướng già hóa dân số đặt ra là vấn đề an sinh cho người cao tuổi.
Bà Đinh Thị Ngọc Minh, Chủ tịch Tuấn Minh Group cho biết, việc tạo ra những không gian lý tưởng kết hợp chăm sóc sức khỏe và các hoạt động cộng đồng, như một xã hội thu nhỏ dành riêng cho người già được đánh giá là giải pháp hiệu quả để họ được sống vui vẻ, giải tỏa nỗi sợ cô đơn. "Điều này mở ra cơ hội phát triển viện dưỡng lão tại Việt Nam, một xu hướng đang dần phổ biến trên thế giới và dự báo sẽ sớm phát triển mạnh", bà Minh nhận định.
Tốc độ già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra nhanh nhưng dịch vụ viện dưỡng lão còn rất sơ khai, bà đánh giá thế nào về tiềm năng của phân khúc này trong tương lai?
Thị trường dưỡng lão tại Việt Nam có thể ví như một mỏ vàng chưa được khai thác xứng tầm với tiềm năng. Theo thống kê, đến năm 2038, trên 1/5 dân số Việt Nam là người cao tuổi (từ 60 trở lên) với tốc độ già hoá dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên đến năm 2018, nước ta mới chỉ có khoảng 102 cơ sở tổng hợp có phân khu chăm sóc người cao tuổi, trong đó có 32 cơ sở chuyên biệt chăm sóc người già trên cả nước. Đa số các cơ sở này chỉ đáp ứng tối thiểu dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi, chưa xứng tầm với yêu cầu ngày càng cao của người dân. Do đó, dư địa để phát triển dịch vụ nhà dưỡng lão tại Việt Nam là rất lớn.
Theo truyền thống của Việt Nam, con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ khi về già, những quan điểm này có dễ dàng thay đổi?
Chưa vội nói đến các nước phát triển khác, có thể lấy ví dụ từ "người hàng xóm" Trung Quốc - một quốc gia có nền văn hóa và tư duy truyền thống khá tương đồng với Việt Nam. Trong một thập niên qua đã có hơn 40.000 viện dưỡng lão được xây dựng để đáp ứng cho hơn 264 triệu người trên 60 tuổi tính đến năm 2020.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi có sự biến chuyển đáng kể về quan điểm và cách sống. Việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão cũng là một cách để thể hiện lòng hiếu thảo và cân bằng cuộc sống riêng, miễn là vẫn đảm bảo sự kết nối, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Thực tế, nhiều người Việt Nam cũng nhận thức được rằng chăm sóc cho người lớn tuổi đòi hỏi kiến thức về tâm lý, bệnh lý lứa tuổi để có cách giao tiếp phù hợp và xử lý với các vấn đề sức khỏe phổ biến như cao huyết áp, tiểu đường, nguy cơ đột quỵ... Chỉ 10 năm nữa thôi, diện mạo của thị trường dưỡng lão tại Việt Nam sẽ hoàn toàn khác, thậm chí có thể như Nhật Bản, Mỹ hay khu vực châu Âu.
Con đường phát triển viện dưỡng lão của Tuấn Minh Group gặp những khó khăn gì?
Khi quyết định khai phá phân khúc viện dưỡng lão 5 sao tại Việt Nam, đội ngũ Tuấn Minh Group hoàn toàn tự tin vào năng lực và sự chuẩn bị kỹ càng của mình.
Tất nhiên, là người tiên phong thì sẽ phải trải qua nhiều chông gai khi gây dựng mọi thứ từ nền đất hoang. Về thị trường, chúng tôi gặp khó khăn nhất định do viện dưỡng lão đối với nhiều người là một khái niệm ít quen thuộc, viện dưỡng lão cao cấp lại càng mới mẻ hơn. Tuy nhiên, tư duy của công chúng đang có sự biến chuyển khá nhanh, tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa và lối sống ngày càng hiện đại, cởi mở hơn.
Điều khác biệt Tuấn Minh đang làm so với những doanh nghiệp đang phát triển nhà dưỡng lão là gì?
Chúng tôi hướng đến kiến tạo một mô hình, một khái niệm hoàn toàn mới tại Việt Nam. "Khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho người cao tuổi" dựa trên hai tiêu chuẩn chính: nghỉ dưỡng 5 sao và chăm sóc y tế toàn diện.
Các viện dưỡng lão của chúng tôi sở hữu chuỗi tiện ích cao cấp như khu nghỉ dưỡng, đội ngũ bác sĩ, y tá và điều dưỡng dày dạn kinh nghiệm cùng hệ thống chăm sóc y tế toàn diện, phòng vật lý trị liệu, phòng khám Đông y.
Những hoạt động nhằm cải thiện sức khoẻ thể chất và trí não cũng được chú trọng như gym, yoga, thiền, phòng chiếu phim, trà đạo, câu lạc bộ, dịch vụ massage, xông hơi, bồn tắm sục...
Với mật độ tối đa 300 cụ ở mỗi cơ sở, cứ 5 cụ sẽ được chăm sóc chuyên biệt bởi một điều dưỡng và một hộ lý. Xe cứu thương và bác sĩ tiêu chuẩn túc trực tại trung tâm 24/7. Các cụ cũng sẽ thường xuyên được đoàn tụ với gia đình nhờ dịch vụ xe đưa đón người nhà miễn phí hai chiều.
Bà hình dung thế nào về dịch vụ nghỉ dưỡng - dưỡng lão của Tuấn Minh Group trong 10 năm tới?
Thời gian tới, Tuấn Minh Group đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới 30 trung tâm dưỡng lão trên khắp cả nước với sự đồng nhất về chất lượng dịch vụ, tổng mức đầu tư dự kiến 150 triệu USD. Tôi kỳ vọng Tuấn Minh Group và S-Merciful trong 10 năm tới sẽ trở thành thương hiệu quen thuộc và thân thiện với công chúng trên thị trường dưỡng lão tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hướng tới phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng - dưỡng lão đầu tiên tại Việt Nam, đón đầu xu hướng với tệp khách hàng cao tuổi ngày càng gia tăng về số lượng.
Khánh Ngọc
Cơ Sở Chương Mỹ: Khu Đầm Tiếu, Đồng Trữ, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, HN
Cơ sở Huế: Số 2, Nguyễn Lữ, Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Cơ sở Đà Nẵng: 150 Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
Cơ sở TP HCM: 13-15 Hoàng Quốc Việt, P. Phú Nhuận, Q.7, TP HCM.
Hotline: 0906885151
Website: https://smerciful.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/duonglaotutam.vn
Email: info@smerciful.com