"Mọi năm, Tết là thời điểm tôi mua sắm tưng bừng nhất. Nhưng giờ đây, đối với tôi, Tết xanh mới đúng xu hướng. Đó là chi tiêu đúng mực, không
thừa không thiếu để tránh ảnh hưởng đến môi trường", Lan Hạ, nhân viên ngân hàng sinh năm 2000, sống cùng bố mẹ tại TP HCM chia sẻ. Nhiều biến cố
trong đại dịch khiến cô thay đổi thói quen tiêu dùng.
Với Thành Nhân, một kỹ sư IT sinh năm 1995 tại Hà Nội, tiêu dùng đơn giản dịp Tết là chọn lựa những sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngoài ra, việc tự thưởng cho mình một chuyến đi về vườn cà phê để gần gũi thiên nhiên trong những ngày đầu năm cũng nằm trong định nghĩa mới về Tết của anh. Anh vừa có chuyến đi Tây Nguyên để tìm hiểu về nguồn gốc cà phê - thức uống yêu thích và cũng thư giãn bản thân. "Tôi thích uống cà phê, loại nào cũng uống được nhưng sẽ lựa chọn những sản phẩm được sản xuất có trách nhiệm với môi trường", Nhân chia sẻ.
Còn đối với một phóng viên 9x đời đầu như Viễn Thông (TP HCM), lối sống xanh chính là sự thay đổi lớn nhất qua hai năm đại địch. Anh ưu tiên thái độ tiêu dùng vừa phải, không lãng phí, ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, có thể tái chế, tái sử dụng và đặc biệt lựa chọn ủng hộ các doanh nghiệp có chiến lược phát triển theo hướng bền vững
Viễn Thông cho rằng tất cả những hành động thân thiện với môi trường không khó. Ở góc độ nào đó, nó tương tự như việc trở về lối sống hài hòa với tự nhiên của tổ tiên thời tiền công nghiệp, nhưng tận dụng thêm những tiến bộ tri thức và khoa học kỹ thuật. "Lối sống đó không chỉ giúp tôi cảm thấy khỏe về thể chất mà còn lành mạnh về tinh thần", chàng phóng viên cho biết.
Theo truyền thống của người Việt, Tết luôn là dịp để ăn uống linh đình, cả năm có thể thiếu thốn nhưng ngày Tết phải luôn đủ đầy. Cả làng mổ lợn, cả làng gói bánh chưng... Việc thực phẩm dồi dào trong ngày Tết đã được thể hiện qua câu thành ngữ "Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết".
Trong nhịp sống thời hiện đại, các gia đình không còn nhiều thời gian để giữ thói quen tự cung tự cấp như ông bà ngày xưa nữa, mà thay vào đó là đi mua sắm những sản phẩm bày bán sẵn tại chợ hay siêu thị. Tuy nhiên, như bao đời nay, ngày Tết vẫn là ngày mà các gia đình tích cực tích trữ thực phẩm.
"Trong vài năm qua, bố mẹ phải đổi tủ lạnh 3 lần để chuẩn bị chứa thực phẩm ngày Tết", Lan Hạ chia sẻ. Tủ lạnh chứa không hết, một số món đồ phải đề ngoài trời nắng nóng nên càng chóng hỏng. Vì thế năm nay, Hạ quyết tâm cùng mẹ cắt giảm lượng thực phẩm mua sắm. "Mình chủ động lên kế hoạch mua sắm để tránh lãng phí thực phẩm. Trong trường hợp bị dư thừa thức ăn, mình có thể biến tấu những món không dùng hết thành những món mới lạ độc đáo. Trên mạng đang chia sẻ một số công thức chế biến thức ăn thừa khá là hữu dụng." Hạ chia sẻ thêm.
Một khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2020 cho thấy, tỉ lệ lương thực thực phẩm bị lãng phí của Việt Nam rơi vào khoảng 10-15% so với tổng số được sử dụng. Trước đó, khảo sát năm 2018 của CEL Consulting - hãng tư vấn về chuỗi cung ứng và vận hành nông nghiệp - cho thấy, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về nạn lãng phí thực phẩm với hơn 8 triệu tấn thực phẩm bị thất thoát hay vất bỏ khi vẫn còn ăn được hoặc tận dụng được, gây tổn hại khoảng 3,9 tỷ USD mỗi năm.
Chính vì tâm lý sắm sửa và tiêu dùng nhiều trong những ngày Tết, nên dù nhiều người lao động tại TP HCM hay Hà Nội đã về quê nhưng lượng rác thải tại hai thành phố lớn nhất nước này vẫn cao hơn hẳn ngày thường. Trước các vấn đề đặt ra cho môi trường kể trên, xu hướng đón Tết xanh, không lãng phí và thân thiện môi trường ngày càng thu hút nhiều người, nhất là các bạn trẻ tham gia.
Viễn Thông cho biết anh đón Tết xanh nói riêng và tiêu dùng xanh nói chung bằng việc ưu tiên các sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu tiêu hao năng lượng trong quá trình sản xuất, cũng như giảm tiêu thụ các hóa chất, thành phần công nghiệp. Các sản phẩm xanh trong quá trình sản xuất, sử dụng hay thải bỏ đều ít gây tác động đến môi trường. Bên cạnh đó, những sản phẩm càng có khả năng tái chế thì càng nên ưu tiên sử dụng để hạn chế phát thải ô nhiễm và tiêu hao tài nguyên.
Lan Hạ cho biết, danh sách những món đồ cá nhân cần mua sắm năm nay của cô đã rút ngắn một nửa so với mọi năm. Cô dự định Tết này chỉ mua trang phục mới cho ngày mùng một Tết. "Mọi năm, mình luôn sắm đủ trang phục để mỗi mùng diện một bộ mới, rồi sau đó có thể vứt xó cả năm". Hạ cũng lên danh sách thực phẩm cần mua sắm với số lượng cụ thể cho mẹ để cả nhà không bị lãng phí thức ăn. Hạ ưu tiên sử dụng các sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường. Theo cô, những thực phẩm có bao bì thân thiện môi trường không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn có hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe hơn. "Tôi thấy chả lụa gói bằng lá chuối và buộc lạt luôn ngon hơn loại gói bằng cả túi nilon lẫn lá chuối và buộc dây nilon." Hạ lý giải.
Thành Nhân hướng dẫn bố mẹ mua sắm những sản phẩm thân thiện với môi trường, và tham gia một tour du lịch sinh thái vào mùng 3 Tết. Cậu cũng lên kế hoạch làm một khu vườn treo tường cho bố mẹ với chậu cây là những vỏ chai nước đã uống hết.
Với Viễn Thông, trải qua đại dịch, bản thân cậu có sự thay đổi lớn về lối sống xanh, từ ý thức đến hành động nhiều hơn. Thông chia sẻ: "Về tiêu dùng, tôi ưu tiên ủng hộ sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp thực hành phát triển bền vững. Các sản phẩm có khả năng đáp ứng 3R (Reduce - Reuse- Recycle) hoặc mang tính truyền thống, thủ công sẽ được tôi ưu tiên lựa chọn. Với tiêu dùng dịch vụ, bản thân tôi thường tự chuẩn bị túi vải cá nhân để đựng đồ khi đi mua hàng và mang theo bình nước khi đi cà phê với bạn bè."
Là một trong những doanh nghiệp có nhiều sáng kiến phát triển bền vững, Nestlé cũng đang triển khai nhiều chương trình khuyến khích người dân tiêu dùng xanh nói chung và đón Tết xanh nói riêng. Bắt đầu từ gian bếp cùng các loại gia vị Maggi, với các công thức biến tấu thức ăn không dùng hết, để tránh lãng phí đồ ăn và giảm thiểu rác thải. Doanh nghiệp cũng đưa ra thị trường các sản phẩm thân thiện với môi trường để phục vụ nhu cầu ngày Tết như Nestea có gói giấy thay vì nylon; Milo với ống hút giấy thay ống hút nhựa; Nescafé với những hạt cà phê được gieo trồng và canh tác theo quy trình sản xuất cà phê bền vững, tiêu biểu là chương trình Nescafé Plan, góp phần bảo vệ thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đón Tết Quý Mão 2023, Nestlé Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng người tiêu dùng Việt trong chương trình "Ăn Tết xanh - Đón lộc lành", khẳng định nỗ lực thực hiện cam kết lâu dài trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Theo đó, khi mua bất kỳ một sản phẩm nào từ Nestlé thuộc chương trình (gồm Nescafé, Maggi, Milo, KitKat, Nestea), người tiêu dùng sẽ được tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trên website Gia Đình Nestlé. Đó là bình chọn một trong hai hoạt động phát triển bền vững vì môi trường gồm trồng rừng phòng hộ chống lại biến đổi khí hậu và hỗ trợ canh tác cà phê bền vững. Người tiêu dùng cũng sẽ có cơ hội tham gia chuyến đi trải nghiệm đến rừng quốc gia và các vườn cà phê canh tác bền vững, nhận phiếu mua hàng chính hãng của Nestlé trên trang thương mại điện tử Shopee Việt Nam.
Bên cạnh đó, để khích lệ người tiêu dùng đón Tết xanh, nhãn hàng còn phối hợp với Kênh 14 tổ chức cuộc thi ảnh Ăn Tết xanh - Đón lộc lành trên fanpage, trao phần thưởng là Apple iPad Gen9, tai nghe Sony WH-1000XM5.
Nội dung: Kim Anh - Thiết kế: Hằng Trịnh - Ảnh: Nestle, Shutterstock