![]() |
Nữ chính trị gia Pháp Segolene Royal, người được coi là đại diện của nữ quyền ở Pháp. (AFP) |
Les Chiennes de Garde (Những con chó canh gác), tổ chức lớn nhất bảo vệ quyền lợi của phụ nữ tại Pháp, cho biết những từ để phân biệt người phụ nữ đã có chồng và còn độc thân kể trên chỉ chứng tỏ rằng ở Pháp, "giá trị của nam giới mới là quan trọng".
Họ cho rằng việc đề thêm từ "bà" hoặc "cô" vào trước tên riêng buộc phụ nữ phải tiết lộ tình trạng hôn nhân trong khi nam giới chỉ cần tiết lộ giới tính của mình mà thôi.
Nhiều phụ nữ cho biết họ khiếp sợ cái ngày mà họ bị coi là quá trưởng thành và không còn phù hợp để gọi là "cô" nữa.
Ở Pháp, từ "xin chào" luôn được đi kèm với "quý bà" hoặc "quý cô" khi người ta nói chuyện với phụ nữ nhưng chọn cách nào trong hai cách trên đôi khi thật đau đầu.
Vì vậy, các nhà hoạt động xã hội vì quyền lợi của phụ nữ đề nghị chính phủ nên bỏ phần ghi tước hiệu đi. Họ cho rằng cánh đàn ông Pháp chỉ phân biệt cách gọi "quý bà" hay "quý cô" để xác định liệu người phụ nữ đó có còn "sẵn sàng cho chuyện ấy" hay không mà thôi.
"Tôi không thích khi người ta gọi tôi là quý bà. Tôi cảm tưởng như mình già lắm rồi và không còn làm ăn được gì ấy", một phụ nữ cho hay. "Tôi thích được gọi là 'cô' hơn".
Một người khác cho biết: "Đối với nam giới, có lẽ tốt nhất là xác định vị thế ngay từ đầu. Đúng là nếu một chàng nào đó thích tôi và hỏi liệu tôi là quý bà hay quý cô, tôi hiểu ngay là anh ta muốn biết điều gì sau câu hỏi đó".
Chiennes de Garde cho biết họ không muốn một từ tương đương như "Ms" trong tiếng Anh nhưng muốn dùng từ "madame" để chỉ cả phụ nữ đã có chồng và còn độc thân và ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, liệu Academie Francaise, cơ quan bảo vệ tiếng Pháp, có chấp nhận gợi ý đó hay không lại là chuyện khác.
Cơ quan này vẫn nhấn mạnh rằng các nữ bộ trưởng trong nội các vẫn được gọi là "Nữ Bộ trưởng". Như vậy, chuyện này sẽ phải đợi cho đến khi Pháp có một "Nữ Tổng thống" chăng?
Ngọc Sơn (theo BBC)