Từ 9h ngày 30/4, hàng trăm người người dân, du khách các tỉnh đổ về Dinh Độc Lập (quận 1) xếp hàng dài để chờ mua vé tham quan. Trong ngày lễ, ban quản lý di tích vẫn giữ nguyên giá vé: người lớn 40.000-60.000 đồng, trẻ em 10.000-15.000 đồng.
"Đây là thứ hai tôi đến tham quan Dinh Độc Lập, nhưng lần này đúng ngày thống nhất nên cảm thấy chuyến đi nhiều ý nghĩa hơn", Phan Thị Diệu Ly, 25 tuổi, nhân viên ngân hàng ở quận 1, nói.
Từ 9h ngày 30/4, hàng trăm người người dân, du khách các tỉnh đổ về Dinh Độc Lập (quận 1) xếp hàng dài để chờ mua vé tham quan. Trong ngày lễ, ban quản lý di tích vẫn giữ nguyên giá vé: người lớn 40.000-60.000 đồng, trẻ em 10.000-15.000 đồng.
"Đây là thứ hai tôi đến tham quan Dinh Độc Lập, nhưng lần này đúng ngày thống nhất nên cảm thấy chuyến đi nhiều ý nghĩa hơn", Phan Thị Diệu Ly, 25 tuổi, nhân viên ngân hàng ở quận 1, nói.
Từng đoàn khách tấp nập vào tham quan khuôn viên dinh.
Dinh Độc Lập rộng 4.500 m2, cao 26 m, diện tích sử dụng 20.000 m2, tọa lạc trong khuôn viên rợp bóng cây. Dinh có hơn 100 căn phòng như khánh tiết, họp hội đồng nội các, phòng Tổng thống, đại yến...
Ngày 30/4/1975, Dinh là nơi chuyển giao quyền lực của chính quyền Sài Gòn cho chính quyền Cách mạng, kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Năm 1976 công trình được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Hiện Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng, thu hút nhiều du khách.
Từng đoàn khách tấp nập vào tham quan khuôn viên dinh.
Dinh Độc Lập rộng 4.500 m2, cao 26 m, diện tích sử dụng 20.000 m2, tọa lạc trong khuôn viên rợp bóng cây. Dinh có hơn 100 căn phòng như khánh tiết, họp hội đồng nội các, phòng Tổng thống, đại yến...
Ngày 30/4/1975, Dinh là nơi chuyển giao quyền lực của chính quyền Sài Gòn cho chính quyền Cách mạng, kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước. Năm 1976 công trình được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Hiện Dinh Ðộc Lập là di tích lịch sử nổi tiếng, thu hút nhiều du khách.
Người dân chụp hình lưu niệm bên xe tăng 390, xe húc đổ cổng chính tiến vào Dinh Độc Lập vào ngày này 48 năm trước.
"Vào ngày lịch sử 30/4/1975 lúc đó tôi mới 16 tuổi chưa biết gì. Sau khi có tin chế độ diệt chủng Pol Pot tàn sát dân mình, tôi tình nguyện tham gia chiến đấu năm 1977 ở sư đoàn 5, mặt trận 479. Thế hệ đàn anh tiếp cho tôi sức mạnh để tôi tham gia chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng", ông Nguyễn Văn Năm cựu chiến binh chiến trường Campuchia tham quan di tích nói.
Người dân chụp hình lưu niệm bên xe tăng 390, xe húc đổ cổng chính tiến vào Dinh Độc Lập vào ngày này 48 năm trước.
"Vào ngày lịch sử 30/4/1975 lúc đó tôi mới 16 tuổi chưa biết gì. Sau khi có tin chế độ diệt chủng Pol Pot tàn sát dân mình, tôi tình nguyện tham gia chiến đấu năm 1977 ở sư đoàn 5, mặt trận 479. Thế hệ đàn anh tiếp cho tôi sức mạnh để tôi tham gia chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng", ông Nguyễn Văn Năm cựu chiến binh chiến trường Campuchia tham quan di tích nói.
Du khách tham quan Phòng khánh tiết, nơi từng tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi và lễ ra mắt nội các của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Du khách tham quan Phòng khánh tiết, nơi từng tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi và lễ ra mắt nội các của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Du khách nước ngoài được hướng dẫn viên thuyết trình về lịch sử tấm thảm sản xuất tại Hong Kong năm 1973 trang trí trước sảnh.
Du khách nước ngoài được hướng dẫn viên thuyết trình về lịch sử tấm thảm sản xuất tại Hong Kong năm 1973 trang trí trước sảnh.
Người dân chụp ảnh phòng trình quốc thư của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà.
Du khách tham quan phòng làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Du khách Philippines chụp ảnh trước phòng Đại Yến trong dinh.
Nữ du khách tham quan phòng trực chiến của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nơi xử lý những vấn đề nghiêm trọng, cấp bách xảy ra. Dưới phòng này có hệ thống vô tuyến để kết nối với các nơi và liên lạc trực tiếp đến Đại sứ quán Mỹ.
Nữ du khách tham quan phòng trực chiến của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nơi xử lý những vấn đề nghiêm trọng, cấp bách xảy ra. Dưới phòng này có hệ thống vô tuyến để kết nối với các nơi và liên lạc trực tiếp đến Đại sứ quán Mỹ.
Trực thăng đậu trên sân thượng toà dinh. Chiếc trực thăng UH1 do hãng Bell (Mỹ) chế tạo sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962. Nơi này cũng từng đánh dấu vụ ném bom của phi công Nguyễn Thành Trung vào Dinh Độc Lập sáng 8/4/1975.
Trực thăng đậu trên sân thượng toà dinh. Chiếc trực thăng UH1 do hãng Bell (Mỹ) chế tạo sử dụng tại chiến tranh Việt Nam năm 1962. Nơi này cũng từng đánh dấu vụ ném bom của phi công Nguyễn Thành Trung vào Dinh Độc Lập sáng 8/4/1975.
Thanh Tùng