Ngày đầu TP HCM "mở cửa". Video: Tuấn Việt - Thịnh Thanh
Sau khi TP HCM ban hành chỉ thị mới về điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả Covid-19, nhiều lĩnh vực ăn uống, dịch vụ đã được phép hoạt động lại.
Tại quán hủ tiếu trên đường Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định (quận 1), hơn chục shipper cùng người dân xếp hàng chờ mua đồ ăn. Chị Hoa, chủ quán cho biết, từ 4h, chị cùng ba nhân viên dậy để nấu nước dùng, chuẩn bị nguyên liệu trong ngày đầu bán mang về sau hơn 4 tháng tạm dừng.
Sau khi TP HCM ban hành chỉ thị mới về điều chỉnh các biện pháp thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả Covid-19, nhiều lĩnh vực ăn uống, dịch vụ đã được phép hoạt động lại.
Tại quán hủ tiếu trên đường Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định (quận 1), hơn chục shipper cùng người dân xếp hàng chờ mua đồ ăn. Chị Hoa, chủ quán cho biết, từ 4h, chị cùng ba nhân viên dậy để nấu nước dùng, chuẩn bị nguyên liệu trong ngày đầu bán mang về sau hơn 4 tháng tạm dừng.
Cách đó 10 km, nhân viên quán phở ở đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) liên tục yêu cầu khách xếp hàng giãn cách và phun xịt khử khuẩn khi giao nhận hàng và tiền để đảm bảo phòng dịch.
"Tháng trước khi vừa khỏi Covid-19 thì món ăn tôi nghĩ tới đầu tiên là phở. Ba tháng rồi tôi mới được ăn lại món này", anh Hào, 41 tuổi nói, vừa cầm trên tay bịch phở sau hơn 30 phút chờ đợi.
Cách đó 10 km, nhân viên quán phở ở đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) liên tục yêu cầu khách xếp hàng giãn cách và phun xịt khử khuẩn khi giao nhận hàng và tiền để đảm bảo phòng dịch.
"Tháng trước khi vừa khỏi Covid-19 thì món ăn tôi nghĩ tới đầu tiên là phở. Ba tháng rồi tôi mới được ăn lại món này", anh Hào, 41 tuổi nói, vừa cầm trên tay bịch phở sau hơn 30 phút chờ đợi.
Người dân tuân thủ đứng giãn cách 1,5 m trước một tiệm phở, bò kho trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10) .
Người dân tuân thủ đứng giãn cách 1,5 m trước một tiệm phở, bò kho trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10) .
Ngoài cơ sở ăn uống, thời trang, nhiều tiệm hớt tóc cũng đông khách.
Anh Phạm Văn Trinh, chủ tiệm tóc trên đường Hồng Hà, quận Tân Bình cho biết, trong hôm nay chỉ có hai nhân viên nên "làm không xuể". "Buổi sáng có nhiều khách đến nhưng tôi phải hẹn lại họ khi khác để tránh tập trung đông đúc", anh Trinh nói và cho biết khách đến phải tiêm 2 mũi vaccine hoặc có giấy chứng nhận khỏi Covid-19.
Ngoài cơ sở ăn uống, thời trang, nhiều tiệm hớt tóc cũng đông khách.
Anh Phạm Văn Trinh, chủ tiệm tóc trên đường Hồng Hà, quận Tân Bình cho biết, trong hôm nay chỉ có hai nhân viên nên "làm không xuể". "Buổi sáng có nhiều khách đến nhưng tôi phải hẹn lại họ khi khác để tránh tập trung đông đúc", anh Trinh nói và cho biết khách đến phải tiêm 2 mũi vaccine hoặc có giấy chứng nhận khỏi Covid-19.
Ông Phan Xuân Đàm (53 tuổi) mang theo giấy chứng nhận tiêm 2 mũi vaccine và chờ gần hai giờ để cắt tóc. "Tôi phải xin nghỉ việc sáng nay để cắt tóc cho thoải mái", ông Đàm nói.
Ông Phan Xuân Đàm (53 tuổi) mang theo giấy chứng nhận tiêm 2 mũi vaccine và chờ gần hai giờ để cắt tóc. "Tôi phải xin nghỉ việc sáng nay để cắt tóc cho thoải mái", ông Đàm nói.
"Được hoạt động trở lại tôi vui lắm vì có thu nhập. Sáng nay nhiều người tìm đến hớt tóc nhưng do đảm bảo giãn cách nên không dám nhận nhiều khách", anh Đăng Khoa, thợ hớt tóc trên đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh nói.
Theo quy định, dịch vụ cắt tóc chỉ được hoạt động tối đa 50% công suất để đảm bảo an toàn phòng dịch.
"Được hoạt động trở lại tôi vui lắm vì có thu nhập. Sáng nay nhiều người tìm đến hớt tóc nhưng do đảm bảo giãn cách nên không dám nhận nhiều khách", anh Đăng Khoa, thợ hớt tóc trên đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh nói.
Theo quy định, dịch vụ cắt tóc chỉ được hoạt động tối đa 50% công suất để đảm bảo an toàn phòng dịch.
Tiệm sửa và rửa xe trên đường Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh cũng đông khách ngày mở cửa trở lại. Xe máy, ôtô xếp hàng chờ rửa, sửa sau một thời gian dài không đi lại.
Tiệm sửa và rửa xe trên đường Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh cũng đông khách ngày mở cửa trở lại. Xe máy, ôtô xếp hàng chờ rửa, sửa sau một thời gian dài không đi lại.
Cách đó gần 3 km, tiệm sửa xe trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ cũng đón những vị khách đầu tiên khi vừa mở cửa.
"Sáng nay, nhiều người đi ngang qua tôi chờ bơm và sửa xe sau mấy tháng trời họ không đi", ông Văn Tấn, chủ tiệm nói.Cách đó gần 3 km, tiệm sửa xe trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ cũng đón những vị khách đầu tiên khi vừa mở cửa.
"Sáng nay, nhiều người đi ngang qua tôi chờ bơm và sửa xe sau mấy tháng trời họ không đi", ông Văn Tấn, chủ tiệm nói.Hơn một tháng phụ thuộc vào hình thức "đi chợ hộ", sáng nay nhiều người dân đã tự đến cửa hàng để mua rau củ, trái cây. Chủ tiệm trên đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức cho biết, ngày đầu được bán lại, đã nhập 2 tấn rau, một tấn trái cây và sẽ tăng số lượng những ngày tới.
Hơn một tháng phụ thuộc vào hình thức "đi chợ hộ", sáng nay nhiều người dân đã tự đến cửa hàng để mua rau củ, trái cây. Chủ tiệm trên đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức cho biết, ngày đầu được bán lại, đã nhập 2 tấn rau, một tấn trái cây và sẽ tăng số lượng những ngày tới.
"Tôi mua vài kg rau và trái cây đủ ăn hai ngày là được rồi, giờ không cần phải tích trữ, cũng không phải lo thiếu thức ăn như trước nữa", ông Hoan, ở TP Thủ Đức nói.
"Tôi mua vài kg rau và trái cây đủ ăn hai ngày là được rồi, giờ không cần phải tích trữ, cũng không phải lo thiếu thức ăn như trước nữa", ông Hoan, ở TP Thủ Đức nói.
Tại điểm Trung tâm bảo hiểm xã hội trên đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp, hàng chục người dân đến nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng bị từ chối. "Tôi đến đây nhận tiền thất nghiệp thì họ nói lấy mã số tài khoản ra bưu điện nhận, đến bưu điện thì nhân viên nói quay lại đây", nữ công nhân 41 tuổi tỏ ra thất vọng sau nhiều giờ chờ đợi.
TP HCM bước vào giai đoạn "bình thường mới" từ ngày 1/10, sau khi 10 triệu dân trải qua hơn 120 ngày giãn cách với nhiều cập độ khác nhau. Từ đợt dịch thứ tư bùng phát hôm 26/5, đến nay TP HCM đã ghi nhận hơn 380.870 ca nhiễm (gần 50% ca nhiễm cả nước), đang điều trị khoảng 35.000 bệnh nhân; 14.631 người tử vong.
Tại điểm Trung tâm bảo hiểm xã hội trên đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp, hàng chục người dân đến nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng bị từ chối. "Tôi đến đây nhận tiền thất nghiệp thì họ nói lấy mã số tài khoản ra bưu điện nhận, đến bưu điện thì nhân viên nói quay lại đây", nữ công nhân 41 tuổi tỏ ra thất vọng sau nhiều giờ chờ đợi.
TP HCM bước vào giai đoạn "bình thường mới" từ ngày 1/10, sau khi 10 triệu dân trải qua hơn 120 ngày giãn cách với nhiều cập độ khác nhau. Từ đợt dịch thứ tư bùng phát hôm 26/5, đến nay TP HCM đã ghi nhận hơn 380.870 ca nhiễm (gần 50% ca nhiễm cả nước), đang điều trị khoảng 35.000 bệnh nhân; 14.631 người tử vong.
Đình Văn - Quỳnh Trần