Trả lời cho tình huống "Xe tải đâm vào đuôi xe con đang lùi, tài xế xe tải có vi phạm?", luật sư Đặng Thành Chung, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng có thể sử dụng điều luật sau để xem xét trách nhiệm các bên:
Tại Thông tư 31/2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, có quy định "Người điều khiển phương tiện cần chú ý một số trường hợp phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn như có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi...
Qua hình ảnh về vụ tai nạn, có thể xếp xe con đi lùi là "chướng ngại vật" theo cách hiểu ở phía trên trong Thông tư. Như vậy, khi gặp chướng ngại vật là xe con đi lùi, tài xế xe tải phải giảm tốc độ. Tuy nhiên qua quan sát hình ảnh trên camera thì xe tải có dấu hiệu không giữ được khoảng cách an toàn khi lưu thông nên không kịp giảm tốc độ để có thể dừng lại một khoảng cách an toàn. Tức là, tài xế xe tải cũng có lỗi trong vụ tai nạn.
Về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường, Thông tư quy định cụ thể như sau:
a) Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) |
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
60 | 35 |
60 - 80 | 55 |
80 - 100 | 70 |
100 - 120 | 100 |
b) Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định tại điểm a Khoản này."Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
Luật sư Đặng Thành Chung