Hệ thống xe buýt sẽ góp phần làm giảm ùn tắc giao thông. |
13 tuyến còn lại sẽ thực hiện tiếp trong tháng 2 hoặc tháng 3. Lộ trình của 8 tuyến xe sẽ không trùng lặp, gồm: Bến Thành - Lê Đại Hành - Âu Cơ - An Sương, Bến Thành - Cộng Hòa - An Sương, Bến Thành - Tân Sơn Nhất, Bến Thành - Đầm Sen, Bến Thành - Bến xe miền Đông, Ký Thủ Ôn - Bà Chiểu - Thủ Đức, Sài Gòn - Bình Tây, Sài Gòn - Gò Vấp.
Lượng xe phục vụ trên các tuyến này sẽ tăng cường 100-150 xe các loại 12, 14, 30, 50 chỗ ngồi. Số chuyến tăng 30%, với khoảng 1.180 lượt/ngày. Trong giờ cao điểm, thời gian dãn cách giữa hai chuyến từ 5 đến 10 phút. Xe đi các tuyến nội thành có màu sơn vàng viền đỏ, xe đi ngoại thành màu vàng viền trắng.
Với 21 tuyến mẫu, nhà nước phải đầu tư khoảng 49 tỷ đồng/năm để trợ giá. Tuy nhiên, so với thiệt hại do ùn tắc giao thông mỗi năm tại TP HCM (ước khoảng hơn 2.260 tỷ đồng), thì khoản trợ giá cho xe buýt như vậy vẫn còn là khiêm tốn.
Ông Lê Trung Tính, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách TP HCM, trình bày: "84 tuyến xe buýt hiện có vẫn chưa khép kín được mạng lưới, huống chi chỉ có 21 tuyến mẫu. Vấn đề ở đây là phương tiện vận tải hành khách công cộng phải nâng cao chất lượng trước, hoàn chỉnh từng cụm rồi sau đó nhân rộng. Thước đo thời gian về hiệu quả công việc có thể cần từ 3 đến 5 năm hoặc nhiều hơn, như kế hoạch cụ thể hiện nay là đến năm 2010 đáp ứng 30%, đến 2020 đáp ứng 50% nhu cầu đi lại bằng các phương tiện công cộng. Muốn đạt được điều này, cần phải có nhiều giải pháp kèm theo, như hạn chế phương tiện cá nhân, như đề án chống ùn tắc giao thông của Bộ GTVT".
(Theo Người Lao Động)