Xuất hiện từ những năm 1950 tại đầu đường Nguyễn Huỳnh Đức (tỉnh Gia Định), nay là Huỳnh Văn Bánh (Phú Nhuận) xe bánh mì phá lấu bà Hương đã trở thành điểm đến quen thuộc của người Sài Gòn.
Xuất hiện từ những năm 1950 tại đầu đường Nguyễn Huỳnh Đức (tỉnh Gia Định), nay là Huỳnh Văn Bánh (Phú Nhuận) xe bánh mì phá lấu bà Hương đã trở thành điểm đến quen thuộc của người Sài Gòn.
Nhìn bên ngoài, xe bánh mì không khác mấy với những nơi bán bánh mì khác ở Sài Gòn, nhưng với những người khách quen, bánh mì ở đây ngon nhờ món phá lấu đùi heo có một không hai.
Nhìn bên ngoài, xe bánh mì không khác mấy với những nơi bán bánh mì khác ở Sài Gòn, nhưng với những người khách quen, bánh mì ở đây ngon nhờ món phá lấu đùi heo có một không hai.
Thay vì thịt ba rọi cuộn tròn rồi mang đi luộc, chủ xe bánh mì lại dùng đùi heo mang đi nấu theo kiểu phá lấu, cho vào nhân bánh. Nhờ công thức riêng, miếng thịt trở nên thơm ngon một cách khác biệt.
Thay vì thịt ba rọi cuộn tròn rồi mang đi luộc, chủ xe bánh mì lại dùng đùi heo mang đi nấu theo kiểu phá lấu, cho vào nhân bánh. Nhờ công thức riêng, miếng thịt trở nên thơm ngon một cách khác biệt.
Theo bà chủ, xe bánh mì đến nay đã có 4 đời đứng bán. Bà Hương năm nay đã ngoài 80 là người đầu tiên lập quán, nay bà đã lên chức cố. Bà sau đó truyền lại cho các con gái và hiện tại, người con dâu trong gia đình đang kế nghiệp. Được thực khách ủng hộ, xe bánh mì là kế sinh nhai chính cho cả gia đình.
Theo bà chủ, xe bánh mì đến nay đã có 4 đời đứng bán. Bà Hương năm nay đã ngoài 80 là người đầu tiên lập quán, nay bà đã lên chức cố. Bà sau đó truyền lại cho các con gái và hiện tại, người con dâu trong gia đình đang kế nghiệp. Được thực khách ủng hộ, xe bánh mì là kế sinh nhai chính cho cả gia đình.
Để ổ bánh mì tròn vị và mang dấu ấn riêng, toàn bộ các "phụ kiện" từ món dưa chua đến các món đi kèm khác đều được gia đình tự làm.
Để ổ bánh mì tròn vị và mang dấu ấn riêng, toàn bộ các "phụ kiện" từ món dưa chua đến các món đi kèm khác đều được gia đình tự làm.
Patê gan được làm từ gan tươi và bán hết trong ngày nên không chỉ béo mà luôn đảm bảo thơm.
Xe bánh mì không dùng ớt sừng đỏ mà dùng mỗi loại ớt xanh (giống ớt miền Trung) vừa cay vừa thơm. Ngoài ớt và đồ chua làm từ củ cải trắng và cà rốt, bánh mì phá lấu còn được ăn kèm dưa leo, hành lá và ngò rí.
Xe bánh mì không dùng ớt sừng đỏ mà dùng mỗi loại ớt xanh (giống ớt miền Trung) vừa cay vừa thơm. Ngoài ớt và đồ chua làm từ củ cải trắng và cà rốt, bánh mì phá lấu còn được ăn kèm dưa leo, hành lá và ngò rí.
Ngoài phá lấu đùi heo, xe bánh mì còn phục vụ món bánh mì gà. Cọng gà được ướp mằn mặn ngòn ngọt có mùi thơm.
Ngoài phá lấu đùi heo, xe bánh mì còn phục vụ món bánh mì gà. Cọng gà được ướp mằn mặn ngòn ngọt có mùi thơm.
Đặc biệt bánh mì của quán không nướng bằng lò điện mà nướng bằng lò củi nên có mùi thơm đặc trưng. Ổ bánh mì giòn bên ngoài và đặc ruột, ít bị rơi vãi khi ăn.
Đặc biệt bánh mì của quán không nướng bằng lò điện mà nướng bằng lò củi nên có mùi thơm đặc trưng. Ổ bánh mì giòn bên ngoài và đặc ruột, ít bị rơi vãi khi ăn.
Thịt đùi heo phá lấu được xắt miếng mỏng cho vào bên trong cùng patê gan, bơ, nước tương, muối ớt và các loại nguyên liệu khác.
Thịt đùi heo phá lấu được xắt miếng mỏng cho vào bên trong cùng patê gan, bơ, nước tương, muối ớt và các loại nguyên liệu khác.
Giá mỗi ổ bánh mì dồn phá lấu là 15.000 đồng. Xe bánh mì phục vụ cả ngày cho đến tận đêm tại góc đường Phan Đình Phùng - Huỳnh Văn Bánh.
Giá mỗi ổ bánh mì dồn phá lấu là 15.000 đồng. Xe bánh mì phục vụ cả ngày cho đến tận đêm tại góc đường Phan Đình Phùng - Huỳnh Văn Bánh.
Theo Ngôi sao
- Bánh mì nướng muối ớt - món ăn 'siêu hot' ở Sài Gòn
- Quán hủ tíu Mỹ Tho 7 thập kỷ tại Sài Gòn
- Quán chè Sài Gòn hơn 40 năm luôn đông khách