Theo công bố mới về bảng xếp hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu EF English Proficiency Index (EF EPI) tháng 11/2021 của tổ chức EF Thụy Sĩ, Việt Nam xếp thứ 66 trong112 quốc gia, vùng lãnh thổ không coi tiếng Anh là bản ngữ. Thứ hạng này thấp hơn so với năm trước một bậc, thuộc nhóm thấp.
Trước thực trạng trên, đội ngũ phát triển của X3English nhận thấy người trẻ Việt không thua kém trên các đấu trường trí tuệ thế giới nhưng lại lại chưa thành thạo ngôn ngữ nước ngoài, điển hình là tiếng Anh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ chương trình học chú trọng ngữ pháp hơn kỹ năng giao tiếp và môi trường xung quanh ít cơ hội thực hành. "Việc này cũng dẫn tới tình trạng mất gốc, dễ nản khi học ngôn ngữ mới", đại diện đơn vị nói.
Do đó, thông qua nguyên lý học thuật và tính năng game hóa, kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), X3English phát triển GOGA nhằm tạo ra một chương trình, môi trường học có tính tương tác cao giữa các thành viên trong cộng đồng học tập.
Theo ông Nguyễn Tiến Nam, Giám đốc X3English, practical methodology là nguyên lý học dựa trên thực hành, coi tiếng Anh là ngôn ngữ, công cụ để giao tiếp. Từ đó thay vì học trên sách vở, người dùng có thể luyện tập trực tiếp. Song song, việc ứng dụng công nghệ AI giúp Goga đưa ra phản hồi nhanh, hiệu quả và giảm chi phí cho người học.
"Dự kiến năm tới, chúng tôi sẽ phát triển thêm công nghệ The Real AI Tutor, là phiên bản nâng cấp, giúp người học có thêm trải nghiệm như đang nói chuyện trực tiếp với người bản xứ", ông nói thêm.
Khi sử dụng GOGA, người học có thể luyện nghe, nói và phản xạ dễ dàng hơn thông qua ba kỹ thuật: nghe ngấm, nói đuổi, phản xạ đa chiều. Công nghệ AI được ứng dụng trong việc hỗ trợ người học bao gồm: phát hiện các lỗi sai, thông báo và sửa lỗi ở các bài tập luyện nói, phát âm.
Bên cạnh đó, ông Nam chia sẻ thêm, để hạn chế tình trạng chán nản khi mất gốc, GOGA phát triển theo hướng game hóa, đồng thời, xây dựng các nhiệm vụ hàng ngày và các đấu trường thực hành tiếng Anh trực tuyến. Nhờ vậy, việc học ngôn ngữ sẽ đơn giản, hấp dẫn và kích thích người học thực hành thường xuyên hơn.
"Dù nguyên lý học có hay đến mấy nhưng không có phần tạo động lực, gây nghiện, ứng dụng cũng sẽ không giải quyết được vấn đề cho người học", Giám đốc X3English khẳng định.
Từ 16/2, người học có thể truy cập vào ứng dụng GOGA trên mọi nền tảng và thiết bị, trải nghiệm hai tính năng đầu tiên là Pronun và Arena. Trong đó, với Pronun, người học được theo lộ trình bài bản gồm ba chặng: Core Pronun (Phát âm cốt lõi); Deep Pronun (Phát âm chuyên sâu) và Advanced Pronun (Phát âm nâng cao).
Lộ trình được xây dựng thông qua 72 video hướng dẫn phát âm, mở khẩu hình đa góc độ từ giáo viên bản xứ. Đồng thời, người học luyện phát âm 40 âm theo chuẩn Anh Mỹ với tính năng tích hợp công nghệ AI nhận diện giọng nói và phản hồi chính xác, Người dùng có thể biết mình phát âm đúng hay không và sai ở đâu.
Ở tính năng Arena, người học sẽ tham gia đấu trường thứ hạng với hàng nghìn học viên khác trên toàn thế giới thông qua việc thi nói và nhận diện từ vựng. Tại đây, người tham gia sẽ thi các kỹ năng với nhau và giành xếp hạng theo ngày, tuần, tháng, tham gia Big Game hàng quý và cuối năm. Người học chăm chỉ và đạt thứ hạng tốt sẽ nhận được lợi ích trong ứng dụng như các vật phẩm cho nhân vật trong game, GOGA Token - đơn vị tiền tệ được sử dụng chính ở trong ứng dụng để trao đổi và mua vật phẩm.
Sắp tới, GOGA sẽ phát triển thêm các tính năng ứng dụng blockchain nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn cho người học và tiếp thêm động lực qua các hoạt động "Learn to Earn", tức không chỉ phát triển ngôn ngữ mà còn mang lại giá trị thực.
Thiên Minh