Chuyện “ai thắng ai” giữa Linux và Windows vẫn là một chủ đề được tranh cãi bất tận. Để đừng rơi vào một thái cực nào thì nên tự mình dùng cả hai để đánh giá xem “ai” phục vụ tốt nhất. Cách tốt nhất là chạy cả hai HĐH trên cùng PC sử dụng cấu hình “khởi động kép”, và bạn cũng cần thiết lập để có thể truy cập dữ liệu qua lại giữa hai HĐH.
Việc thiết lập chế độ khởi động kép cho Windows và Linux không có gì khó khăn, chỉ cần lưu ý khai báo khi cài đặt (riêng với Windows Vista có khó khăn một chút, xem phần “khởi động kép: Vista và Ubuntu”). Mỗi hệ điều hành sẽ nằm trên một phân vùng đĩa cứng có định dạng khác nhau. Tuy các hệ thống tập tin của hai HĐH không tương thích nhau, nhưng đa số phiên bản Linux đều có thể truy cập được các tập tin trên phân vùng của Windows, thậm chí cả với phân vùng định dạng NTFS có bảo mật (chức năng này có thể không được kích hoạt mặc định). Một vài phiên bản Linux thậm chí có thể ghi lên phân vùng NTFS của Windows, tuy nhiên tính năng này chưa ổn định.
Windows thì ngược lại, HĐH này không có sẵn khả năng đọc/ghi trên hệ thống tập tin của Linux. Có một tiện ích miễn phí, Ext2 Installable File System for Windows (find.pcworld.com/55672), cho phép Windows XP đọc/ghi được dữ liệu trên phân vùng định dạng Ext2/3 mà đa số phiên bản Linux sử dụng (tuy nhiên không hỗ trợ định dạng ReiserFS). Có một giải pháp khác: tạo phân vùng định dạng FAT32 kiểu cũ để lưu dữ liệu, như vậy cho dù bạn sử dụng HĐH nào (Linux hay Windows) cũng vẫn truy cập được dữ liệu của mình vì cả Linux và Windows đều “hiểu” định dạng FAT32.
Định dạng FAT32 của Windows không có chức năng bảo vệ dữ liệu như Ext2/3 của Linux hay NTFS của Windows, nhưng việc tạo riêng phân vùng FAT32 để lưu dữ liệu cá nhân, không để chung với phân vùng cài HĐH cũng là một cách làm hay: cho phép bạn cài đặt hay nâng cấp HĐH mà không cần sao lưu và khôi phục dữ liệu. Điều này cũng làm cho việc dùng chung dữ liệu trên máy tính chạy nhiều HĐH đỡ phức tạp hơn. Bạn có thể dùng công cụ Partition Logic miễn phí (find.pcworld.com/55673) để thay đổi kích thước các phân vùng hiện có và tạo thêm phân vùng FAT32.
|
Truy xuất dữ liệu từ Ubuntu
SAO LƯU ĐƠN GIẢN VÀ MIỄN PHÍ VỚI COBIAN BACKUP |
|||
Bạn cần một công cụ miễn phí và dễ sử dụng để thực hiện sao lưu trong Windows XP và Windows 2000? Hãy nghĩ đến Cobian Backup (find.pcworld.com/55670), tiện ích này có khả năng tạo sao lưu đầy đủ, sao lưu liên tục (incremental) hay sao lưu khác biệt (differential) cho đĩa cứng cục bộ, đĩa cứng mạng hay thư mục trên máy chủ FTP. Bạn có thể lưu các sao lưu dưới dạng tập tin nén .zip hay SQX cũng như chọn 4 phương án mã hóa. |
Việc truy xuất phân vùng mới có định dạng FAT32 đối với Windows XP không có gì khó khăn, nhưng với Ubuntu Linux thì khác. Sau khi Ubuntu khởi động xong, chúng ta có thể thấy phân vùng FAT32 mới tạo trong cửa sổ Computer (Places > Computer), nhưng khi truy cập bị báo lỗi. Nguyên nhân là Ubuntu mặc định không tự động thực hiện thủ tục “kết nối” (mount) ổ đĩa này vào hệ thống (xem hình). Thủ tục “kết nối” ổ đĩa trong Ubuntu như sau: Trong cửa sổ báo lỗi của Ubuntu, nhấn Show more details, duyệt danh sách các phân vùng được biểu diễn bằng chuỗi ký tự “/dev/hdxy”, trong đó x là các ký tự từ a đến z đại diện cho đĩa cứng, y là các chữ số từ 1 trở đi đại diện cho phân vùng. Ví dụ: nếu phân vùng FAT32 vừa tạo là phân vùng thứ 2 của đĩa cứng duy nhất gắn trong máy tính, chuỗi ký tự đại diện cho nó sẽ là “/dev/hda2”. Với các ổ đĩa cứng SCSI hay SATA thì chuỗi ký tự đại diện có dạng “/dev/sdxy”.
Tiếp theo nhấn chọn Applications > Accessories > Terminal để mở màn hình dòng lệnh (tương đương Start > Run > cmd trong Windows), nhập dòng lệnh gksudo gedit /etc/pmount.allow, nhấn Enter. Bổ sung chuỗi ký tự đại diện cho phân vùng FAT32 vừa tạo vào cuối tập tin. Nhấn Save để ghi lại nội dung. Đóng ứng dụng soạn thảo. Trở lại màn hình Computer, nhấn chuột phải vào biểu tượng đại diện cho phân vùng FAT32 vừa tạo, chọn Mount Volume. Đóng rồi mở lại màn hình Computer, lúc này bạn đã có thể truy cập phân vùng FAT32 vừa tạo. Với phân vùng NTFS của Windows thì thủ tục “kết nối” cũng tương tự nhưng Ubuntu chỉ có thể đọc, không sửa đổi được nội dung.
Lê Thu
PC World Mỹ 2/2007
KHỞI ĐỘNG KÉP: VISTA VÀ UBUNTU |
||||||
Windows Vista hơi khó tính! Khi cài đặt, Vista ghi mã khởi động của nó chồng lên MBR (Master Boot Record) bất kể HĐH khác hiện có trong hệ thống, ngoại trừ người anh em cùng họ Windows. Trong khi đó, Ubuntu dễ chịu hơn, có thể điều chỉnh để chung sống cùng Vista. Do vậy, tốt nhất cài Windows Vista trước, sau đó cài Ubuntu Linux rồi điều chỉnh để Ubuntu nhận biết Vista. |
|
|||||
Bước 1 - Cài đặt Vista
Nhấn Save. Vậy là xong. Giờ khởi động lại hệ thống bạn sẽ thấy xuất hiện Vista trong menu GRUB.
Nếu muốn Vista quản lý việc khởi động kép thay cho GRUB của Ubuntu, bạn có thể sử dụng EasyBCD (http://neosmart.net/dl.php?id=1) để nạp lại Vista Bootloader rồi bổ sung Ubuntu vào menu khởi động. Nguyễn Lê |