Mỗi năm, hơn hai triệu cây sâm giống được ươm từ hạt dưới tán cây rừng trên núi Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Đây là nguồn sâm giống để khôi phục lại giống cây dược liệu quý này.
Sâm Ngọc Linh phân bố trên đỉnh núi cùng tên thuộc địa phận tỉnh Kon Tum và Quảng Nam; được đánh giá là một trong 4 loài sâm có nhiều công dụng nhất và đắt nhất thế giới.
Mỗi năm, hơn hai triệu cây sâm giống được ươm từ hạt dưới tán cây rừng trên núi Ngọc Linh thuộc huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum). Đây là nguồn sâm giống để khôi phục lại giống cây dược liệu quý này.
Sâm Ngọc Linh phân bố trên đỉnh núi cùng tên thuộc địa phận tỉnh Kon Tum và Quảng Nam; được đánh giá là một trong 4 loài sâm có nhiều công dụng nhất và đắt nhất thế giới.
Sáng 5/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm vùng ươm giống của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh – Kon Tum. Thủ tướng nhấn mạnh: "Sâm Ngọc Linh là Quốc bảo của Việt Nam và đi liền với đó là quốc kế, dân sinh trong giải quyết đời sống, nâng cao mức sống, giá trị chữa bệnh, thu ngân sách, giải quyết việc làm tại địa phương".
Sáng 5/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm vùng ươm giống của Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh – Kon Tum. Thủ tướng nhấn mạnh: "Sâm Ngọc Linh là Quốc bảo của Việt Nam và đi liền với đó là quốc kế, dân sinh trong giải quyết đời sống, nâng cao mức sống, giá trị chữa bệnh, thu ngân sách, giải quyết việc làm tại địa phương".
Bắt đầu từ tháng 12, người Xơ Đăng của xã Ngọc Lây, Tê Xăng và Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) ươm những hạt sâm giống trên độ cao gần 2.000 mét.
Suốt thập niên 1980-1990, sâm Ngọc Linh tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã bị khai thác tràn lan và tận diệt. Từ một vùng có trữ lượng sâm lớn, với mật độ 1-8 m2/cây, sâm Ngọc Linh dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt. Tuy nhiên, vùng sâm này đang được gây dựng lại với diện tích lớn.
Bắt đầu từ tháng 12, người Xơ Đăng của xã Ngọc Lây, Tê Xăng và Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) ươm những hạt sâm giống trên độ cao gần 2.000 mét.
Suốt thập niên 1980-1990, sâm Ngọc Linh tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã bị khai thác tràn lan và tận diệt. Từ một vùng có trữ lượng sâm lớn, với mật độ 1-8 m2/cây, sâm Ngọc Linh dần trở nên khan hiếm và cạn kiệt. Tuy nhiên, vùng sâm này đang được gây dựng lại với diện tích lớn.
"Từ năm 1997, những củ sâm tự nhiên được thu gom, nghiên cứu và nhân giống. Hiện mỗi năm vườn ươm trồng hàng triệu cây sâm từ hạt", ông Trần Hoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết.
"Từ năm 1997, những củ sâm tự nhiên được thu gom, nghiên cứu và nhân giống. Hiện mỗi năm vườn ươm trồng hàng triệu cây sâm từ hạt", ông Trần Hoàn, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết.
Hàng triệu cây sâm được ươm trồng ngoài tự nhiên. Người dân bắc giàn, chắn bạt để che chắn mưa đá, cành, lá cây cổ thụ rơi vào gây chết cây sâm và giảm năng suất.
Hàng triệu cây sâm được ươm trồng ngoài tự nhiên. Người dân bắc giàn, chắn bạt để che chắn mưa đá, cành, lá cây cổ thụ rơi vào gây chết cây sâm và giảm năng suất.
Sâm ươm sau một năm tuổi có 5 lá, thân cao 7-10cm. Giá mỗi cây sâm nhỏ là 200.000 đồng.
Cây sâm non sau khi nảy mầm mọc hoàn toàn tự nhiên.
Mỗi khay sâm giống có 49 cây, tạo luống thẳng hàng để dễ dàng kiểm soát hạt không nảy mầm hoặc cây bị chết.
Mỗi khay sâm giống có 49 cây, tạo luống thẳng hàng để dễ dàng kiểm soát hạt không nảy mầm hoặc cây bị chết.
Sau một năm ươm trồng trên giá thể, cây được đưa trồng dưới tán rừng.
Người dân chỉ bới một hố nhỏ và chôn cả bầu cây xuống đất, rồi phủ đất, lá lên để tạo độ ẩm để cây tự phát triển.
Người dân chỉ bới một hố nhỏ và chôn cả bầu cây xuống đất, rồi phủ đất, lá lên để tạo độ ẩm để cây tự phát triển.
Cây sâm thường mọc ở độ cao từ 1.200m trở lên, nhưng để đạt mật độ cao nhất và phát triển toàn diện mang lại đầy đủ hợp chất cần trồng ở độ cao 1.700-2.000 m dưới tán rừng già.
Cây sâm thường mọc ở độ cao từ 1.200m trở lên, nhưng để đạt mật độ cao nhất và phát triển toàn diện mang lại đầy đủ hợp chất cần trồng ở độ cao 1.700-2.000 m dưới tán rừng già.
Ngọc Thành