Các thành phố giàu có và hoa lệ ở châu Âu như London, Paris, Berlin trước đây đều có những vườn thú kỳ lạ. Thay vì nuôi các con vật, nơi đây nhốt những thổ dân châu Phi vào trong lồng và mở cửa đón du khách da trắng ghé thăm. Khách đến tham quan, ngó nghiêng, chỉ trỏ và cười đùa khi nhìn thấy những người nô lệ da đen, với trang phục nghèo nàn, cũ kỹ. Những nơi này thu hút sự quan tâm, phấn khích của hàng triệu người. Thậm chí, chúng còn xuất hiện tại các hội chợ thương mại quốc tế lớn. Trong ảnh là tấm áp phích giới thiệu. Chúng được treo ở khắp châu Âu, từ Bỉ, Anh, Pháp, Đức cho đến Mỹ. Sarah Saartjie Baartman là một cô gái trẻ đến từ Nam Phi. Vào năm 1810, khi lần đầu đặt chân tới London, Anh cô mới 20 tuổi. Cô được coi là biểu tượng của một thời đại đen tối đối với những người dân châu Phi sống tại các khu vực nghèo đói. Sarah được tuyển chọn tại Cape Town, Nam Phi và đưa đến London. Sarah bị đánh lừa rằng cô sẽ có một cuộc sống mới lý tưởng ở miền đất hứa. Tới London, cô bị nhốt trong những chiếc lồng để mọi người đến ngắm nhìn. Sau đó, cô bị bỏ rơi, buộc làm gái mại dâm để sống. Sarah chết trong nghèo khó và thi thể cô được trưng bày tại bảo tàng Nhân loại ở Paris cho đến năm 1974. Năm 2002, tổng thống Nelson Mandela chính thức yêu cầu phía Pháp cho hài cốt của cô được hồi hương. Sau gần 200 năm xa xứ, cuối cùng Sarah cũng được trở về quê nhà. Không chỉ riêng Sarah, có hàng trăm thổ dân châu Phi đã bị "trưng bày" như những con thú trong chuồng với những bồ đồ cũ kỹ. Con số này tăng lên đáng kể và đạt kỷ lục tại hội chợ thế giới năm 1889. Trong ảnh là một em bé da đen bị nhốt trong chuồng và được du khách hiếu kỳ vây quanh, cho đồ ăn. Đây là một trong những bức ảnh chấn động đối với toàn thế giới, bị nhiều tổ chức nhân quyền phản đối. Nhiều tổ chức và người dân châu Âu khẳng định nó thực sự là vết nhơ trong lịch sử của đất nước họ. Các quốc gia như Pháp, Đức còn cho xây dựng nhiều "ngôi làng da đen". Vào năm 1907, 6 ngôi làng da đen đã được xây dựng ở Jardin d’Agronomie Tropicale, Paris để đón du khách. Người dân ở những ngôi làng đó đều được đưa từ Madagascar, Sudan, Congo, Tunisia và Morocco. Kể từ khi đóng cửa, các ngôi nhà trong làng đều bị bỏ hoang, hoen gỉ và cũ nát. Nơi đây được mở cửa lại vào năm 2006, nhưng không thu hút quá nhiều khách tham quan. Nhiều người khi đến đây và chứng kiến các tàn tích đã nhanh chóng nhận ra rằng, Jardin d’Agronomie Tropicale thực sự là vết nhơ trong lịch sử Pháp. Trang Popularresistance cũng tính toán rằng, từ năm 1870 đến 1930, có hơn một nửa tỷ người trên thế giới đã đến thăm các "vườn thú người" tại nhiều quốc gia. Xem thêm Nước mắt của hổ trong ngành công nghiệp du lịch Thái Lan Ảnh: TheplaidzebraVườn thú nhốt người trong lồng để sư tử ngắm nghía Kết cục bi thảm của sư tử sổng chuồng ở vườn thú Đức Anh Minh