Chị Mỹ Liên, 48 tuổi, ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai bắt đầu làm vườn vào năm 2018 - thời điểm phong trào làm vườn sân thượng lan rộng trên khắp cả nước.
Ban đầu chị nghĩ việc làm vườn đơn giản là kiếm vài cái thùng xốp, về trộn đất, bón phân, tưới nước, cấy rau vào là được ăn. Nhưng khi chị làm vậy, hoặc rau còi cọc, mất mùa hoặc có thu hoạch được cũng không màu mỡ, ăn không ngon.
Chị Mỹ Liên, 48 tuổi, ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai bắt đầu làm vườn vào năm 2018 - thời điểm phong trào làm vườn sân thượng lan rộng trên khắp cả nước.
Ban đầu chị nghĩ việc làm vườn đơn giản là kiếm vài cái thùng xốp, về trộn đất, bón phân, tưới nước, cấy rau vào là được ăn. Nhưng khi chị làm vậy, hoặc rau còi cọc, mất mùa hoặc có thu hoạch được cũng không màu mỡ, ăn không ngon.
Sau này chị học hỏi kinh nghiệm từ các hội nhóm làm vườn sân thượng. Từ đó đúc kết được đầu tiên là đất phải nhiều dinh dưỡng, tơi xốp và được xử lý hết mầm bệnh.
Tiếp theo cần phải mua hạt giống, cây giống chuẩn, trồng đúng vụ và thời tiết của địa phương sẽ lớn nhanh và tránh được sâu bệnh.
Sau này chị học hỏi kinh nghiệm từ các hội nhóm làm vườn sân thượng. Từ đó đúc kết được đầu tiên là đất phải nhiều dinh dưỡng, tơi xốp và được xử lý hết mầm bệnh.
Tiếp theo cần phải mua hạt giống, cây giống chuẩn, trồng đúng vụ và thời tiết của địa phương sẽ lớn nhanh và tránh được sâu bệnh.
Nhà chị có hai khu vực trồng, gồm 50 m2 trên sân thượng tầng ba và 20 m2 ở ban công tầng hai. Tại sân thượng nhiều nắng, chị trồng các loại cây leo giàn và cây ăn quả. Còn khu vực tầng hai, nữ gia chủ trồng các loại rau ăn lá và rau thơm.
Nhà chị có hai khu vực trồng, gồm 50 m2 trên sân thượng tầng ba và 20 m2 ở ban công tầng hai. Tại sân thượng nhiều nắng, chị trồng các loại cây leo giàn và cây ăn quả. Còn khu vực tầng hai, nữ gia chủ trồng các loại rau ăn lá và rau thơm.
Các loại rau ăn lá như cải, rau muống, mồng tơi, bắp cải, xà lách... khá dễ trồng. Chỉ cần đảm bảo đất, nước và đúng vụ sẽ nhanh lớn và hiếm khi có sâu bệnh. Nhiều loại rau chỉ cần 20 ngày đến một tháng đã được ăn.
Mặc dù ở miền Nam, chị vẫn trồng được các loại rau màu mùa đông miền Bắc như bắp cải, su hào. Đặc biệt là giống súp lơ chịu nhiệt được chị trồng gối vụ, ăn gần như quanh năm, không còn nỗi lo thuốc trừ sâu khi phải mua súp lơ ngoài chợ.
Các loại rau ăn lá như cải, rau muống, mồng tơi, bắp cải, xà lách... khá dễ trồng. Chỉ cần đảm bảo đất, nước và đúng vụ sẽ nhanh lớn và hiếm khi có sâu bệnh. Nhiều loại rau chỉ cần 20 ngày đến một tháng đã được ăn.
Mặc dù ở miền Nam, chị vẫn trồng được các loại rau màu mùa đông miền Bắc như bắp cải, su hào. Đặc biệt là giống súp lơ chịu nhiệt được chị trồng gối vụ, ăn gần như quanh năm, không còn nỗi lo thuốc trừ sâu khi phải mua súp lơ ngoài chợ.
Các loại leo giàn cần thêm kỹ thuật riêng với từng loại. Ví như ở giai đoạn thụ phấn các loại dưa, bầu, bí, mướp chị Liên đều dậy sớm lên vườn, tiến hành thụ phấn bằng tay để đậu quả được nhiều hơn, đồng thời bón thêm các loại phân chứa kali để giữ quả, giúp tăng độ ngon ngọt.
Các loại leo giàn cần thêm kỹ thuật riêng với từng loại. Ví như ở giai đoạn thụ phấn các loại dưa, bầu, bí, mướp chị Liên đều dậy sớm lên vườn, tiến hành thụ phấn bằng tay để đậu quả được nhiều hơn, đồng thời bón thêm các loại phân chứa kali để giữ quả, giúp tăng độ ngon ngọt.
Chị Liên đặc biệt thích trồng các giàn quả bởi cảm giác no đủ, đẹp mắt nó mang lại. Khi chị trồng bầu dài, bầu tròn, lúc trồng bí đao, bí bơ, mướp táo, mướp hương. Vụ nào cũng sum suê trên giàn vài chục quả.
Chị Liên đặc biệt thích trồng các giàn quả bởi cảm giác no đủ, đẹp mắt nó mang lại. Khi chị trồng bầu dài, bầu tròn, lúc trồng bí đao, bí bơ, mướp táo, mướp hương. Vụ nào cũng sum suê trên giàn vài chục quả.
Vụ này vườn được bố trí nửa diện tích để trồng dưa. Trước đó chị Liên trồng gối vụ vài cây mỗi lần cho gia đình có quả ăn liên tục, ai cũng mê.
Nhờ đã làm chủ kỹ thuật, vụ dưa hồi tháng 5 vừa qua gia đình thu được 64 quả gồm dưa hấu tròn, dưa hấu dài, dưa bở sáp, lê hoàng kim, dưa lưới và Huỳnh long. Mỗi loại một vị, thơm ngạt ngào, ngọt lịm và mát lành.
"Mỗi lần bổ quả dưa mình làm ra, vợ chồng con cái chuyền tay nhau mỗi người một miếng, rồi tấm tắc khen, cảm giác như quả ngọt cuộc đời ban tặng", chị nói.
Vụ này vườn được bố trí nửa diện tích để trồng dưa. Trước đó chị Liên trồng gối vụ vài cây mỗi lần cho gia đình có quả ăn liên tục, ai cũng mê.
Nhờ đã làm chủ kỹ thuật, vụ dưa hồi tháng 5 vừa qua gia đình thu được 64 quả gồm dưa hấu tròn, dưa hấu dài, dưa bở sáp, lê hoàng kim, dưa lưới và Huỳnh long. Mỗi loại một vị, thơm ngạt ngào, ngọt lịm và mát lành.
"Mỗi lần bổ quả dưa mình làm ra, vợ chồng con cái chuyền tay nhau mỗi người một miếng, rồi tấm tắc khen, cảm giác như quả ngọt cuộc đời ban tặng", chị nói.
Chị Liên là kế toán trong một công ty nước ngoài vốn đã phải đi làm từ 8h sáng đến 17h, lại phải chăm lo cho gia đình 5 thành viên. "Vì thế ban đầu ông xã không ủng hộ vì lo tôi không còn thời gian để nghỉ ngơi", chị chia sẻ.
Chị cũng thừa nhận giai đoạn đầu rất cực. Hai vợ chồng phải tự bê đất từ dưới lên. Không thể làm ngay mà được, họ vác ngày qua ngày như "kiến tha lâu cũng đầy tổ".
Chị Liên là kế toán trong một công ty nước ngoài vốn đã phải đi làm từ 8h sáng đến 17h, lại phải chăm lo cho gia đình 5 thành viên. "Vì thế ban đầu ông xã không ủng hộ vì lo tôi không còn thời gian để nghỉ ngơi", chị chia sẻ.
Chị cũng thừa nhận giai đoạn đầu rất cực. Hai vợ chồng phải tự bê đất từ dưới lên. Không thể làm ngay mà được, họ vác ngày qua ngày như "kiến tha lâu cũng đầy tổ".
Nhưng trái ngược với những gì lo lắng ban đầu, việc làm vườn mang lại rất nhiều lợi ích khiến những vất vả trước kia không còn là vấn đề. Bởi lẽ vác đất, trồng cây cũng là thể dục. Căng thẳng đầu óc đã có công việc chân tay vô ưu vô lo cân bằng.
"Và nếu muốn thư giãn, chỉ cần ngắm màu xanh tươi tốt của rau và những chùm quả lủng lẳng do chính đôi tay mình làm là tâm hồn vui vẻ; có mệt mỏi, phiền lòng gì cũng tan biến hết", chị Mỹ Liên nói.
Nhưng trái ngược với những gì lo lắng ban đầu, việc làm vườn mang lại rất nhiều lợi ích khiến những vất vả trước kia không còn là vấn đề. Bởi lẽ vác đất, trồng cây cũng là thể dục. Căng thẳng đầu óc đã có công việc chân tay vô ưu vô lo cân bằng.
"Và nếu muốn thư giãn, chỉ cần ngắm màu xanh tươi tốt của rau và những chùm quả lủng lẳng do chính đôi tay mình làm là tâm hồn vui vẻ; có mệt mỏi, phiền lòng gì cũng tan biến hết", chị Mỹ Liên nói.
Hơn hết, mỗi ngày lên vườn thu hoạch là một lần được đi chợ 0 đồng. Vườn có đủ các loại rau, quả được chị Liên trồng gối vụ nên được đổi bữa liên tục. Chỉ cần hái xuống, rửa qua rồi luộc, nấu canh, trộn salad hay xào tỏi đơn giản đã có được những món ăn ngọt lành, đưa cơm.
"6 năm nay nhà tôi trồng gì ăn đó, hầu như chỉ mua đậu, thịt, cá và một số ít rau quả không trồng được", chị nói.
Hơn hết, mỗi ngày lên vườn thu hoạch là một lần được đi chợ 0 đồng. Vườn có đủ các loại rau, quả được chị Liên trồng gối vụ nên được đổi bữa liên tục. Chỉ cần hái xuống, rửa qua rồi luộc, nấu canh, trộn salad hay xào tỏi đơn giản đã có được những món ăn ngọt lành, đưa cơm.
"6 năm nay nhà tôi trồng gì ăn đó, hầu như chỉ mua đậu, thịt, cá và một số ít rau quả không trồng được", chị nói.
Khu vườn là nơi chữa lành và du lịch tại gia cho tất cả các thành viên. Trong đó con gái út của chị, hiện 9 tuổi đã theo mẹ lên vườn từ nhỏ. Cô bé thích được thu hoạch rau, quả mẹ trồng; thưởng thức dưa, ổi, táo tại vườn và mẹ chụp hình lại làm kỷ niệm. Trong hình là hai mẹ con vào năm 2019 và 2024.
"Bản thân tôi trước đây có bệnh đau đầu nhưng từ khi làm vườn đau đầu, nhức mỏi vai gáy đã hết hẳn", chị chia sẻ thêm.
Khu vườn là nơi chữa lành và du lịch tại gia cho tất cả các thành viên. Trong đó con gái út của chị, hiện 9 tuổi đã theo mẹ lên vườn từ nhỏ. Cô bé thích được thu hoạch rau, quả mẹ trồng; thưởng thức dưa, ổi, táo tại vườn và mẹ chụp hình lại làm kỷ niệm. Trong hình là hai mẹ con vào năm 2019 và 2024.
"Bản thân tôi trước đây có bệnh đau đầu nhưng từ khi làm vườn đau đầu, nhức mỏi vai gáy đã hết hẳn", chị chia sẻ thêm.
Chị Mỹ Liên thường xuyên đăng tải các hình ảnh đẹp về vườn với những chia sẻ nhằm lan tỏa tình yêu làm vườn tới cộng đồng như: "Không cần đi tìm đâu xa/ Kho báu ngay tại nhà", "Thấy mọi người rần rần đổ xô đi tìm kho báu, nhà cháu chỉ cần lên vườn".
Niềm vui lớn với chị là khu vườn thường được các chị em trong tỉnh, thậm chí ở Hà Nội, Bình Dương về thăm. Thời gian gặp mặt ngắn ngủi, địa điểm ngay tại vườn và chủ đề toàn về phân với đất, nhưng cuộc trò chuyện nào cũng rộn ràng tiếng cười.
"Mình hay nói đùa với mọi người rằng nhà không cần to nhưng nhất định phải có cái sân to để trồng cả thế giới", mẹ đảm Đồng Nai nói.
Chị Mỹ Liên thường xuyên đăng tải các hình ảnh đẹp về vườn với những chia sẻ nhằm lan tỏa tình yêu làm vườn tới cộng đồng như: "Không cần đi tìm đâu xa/ Kho báu ngay tại nhà", "Thấy mọi người rần rần đổ xô đi tìm kho báu, nhà cháu chỉ cần lên vườn".
Niềm vui lớn với chị là khu vườn thường được các chị em trong tỉnh, thậm chí ở Hà Nội, Bình Dương về thăm. Thời gian gặp mặt ngắn ngủi, địa điểm ngay tại vườn và chủ đề toàn về phân với đất, nhưng cuộc trò chuyện nào cũng rộn ràng tiếng cười.
"Mình hay nói đùa với mọi người rằng nhà không cần to nhưng nhất định phải có cái sân to để trồng cả thế giới", mẹ đảm Đồng Nai nói.
Phan Dương
Ảnh: Nhân vật cung cấp