Hơn 160.000 người đã phải sơ tán khi thảm họa kép động đất - sóng thần xảy ra tại đông bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011, gây rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi.
Một khu vực cấm có bán kính 20 km quanh nhà máy được lập ra và sau 4 năm, nó trở thành một vùng đất hoang tàn vì rất ít người dân dám quay lại nơi này.
Hơn 160.000 người đã phải sơ tán khi thảm họa kép động đất - sóng thần xảy ra tại đông bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011, gây rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi.
Một khu vực cấm có bán kính 20 km quanh nhà máy được lập ra và sau 4 năm, nó trở thành một vùng đất hoang tàn vì rất ít người dân dám quay lại nơi này.
Tháng trước, nhiếp ảnh gia Arkadiusz Podniesinski đã mạo hiểm len lỏi vào khu vực cấm và ghi lại cảnh tượng hoang tàn ở đây. Bên trong một siêu thị, các mặt hàng bị bụi phủ và mạng nhện giăng chằng chịt.
Tháng trước, nhiếp ảnh gia Arkadiusz Podniesinski đã mạo hiểm len lỏi vào khu vực cấm và ghi lại cảnh tượng hoang tàn ở đây. Bên trong một siêu thị, các mặt hàng bị bụi phủ và mạng nhện giăng chằng chịt.
Podniesinki không được phép vào các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực cấm, nhưng những thị trấn mà anh đã tới thật sự hoang vu và điêu tàn.
Podniesinki không được phép vào các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực cấm, nhưng những thị trấn mà anh đã tới thật sự hoang vu và điêu tàn.
"Futaba, Namie và Tomioka là những "thị trấn ma" trống trải và đáng sợ, nó cho thấy thảm kịch đã ảnh hưởng nặng nề tới hàng trăm nghìn người dân nơi đây", anh nói.
"Futaba, Namie và Tomioka là những "thị trấn ma" trống trải và đáng sợ, nó cho thấy thảm kịch đã ảnh hưởng nặng nề tới hàng trăm nghìn người dân nơi đây", anh nói.
Một lớp học bị bỏ trống. Mốc đánh dấu cấp độ sóng thần vẫn còn ở dưới bảng. Trên bảng là những dòng chữ của người dân, học sinh và công nhân viết khi họ đang gồng mình gánh chịu thảm họa thiên nhiên, trong đó có câu "Fukushima, chúng ta sẽ làm được!".
Một lớp học bị bỏ trống. Mốc đánh dấu cấp độ sóng thần vẫn còn ở dưới bảng. Trên bảng là những dòng chữ của người dân, học sinh và công nhân viết khi họ đang gồng mình gánh chịu thảm họa thiên nhiên, trong đó có câu "Fukushima, chúng ta sẽ làm được!".
"Khi tôi bước vào khu vực cách ly, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là công việc khử nhiễm đang được diễn ra trên quy mô rất lớn", Podniesinski cho biết. Hàng nghìn công nhân đang nỗ lực khử phóng xạ để người dân có thể cảm thấy an toàn và trở về trong tương lai.
"Khi tôi bước vào khu vực cách ly, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là công việc khử nhiễm đang được diễn ra trên quy mô rất lớn", Podniesinski cho biết. Hàng nghìn công nhân đang nỗ lực khử phóng xạ để người dân có thể cảm thấy an toàn và trở về trong tương lai.
Bát đĩa sứ ngổn ngang trên bàn ăn trong một nhà hàng.
Cây dại bao quanh chiếc xe máy bị bỏ rơi cạnh một cột đèn đường từ năm 2011.
Ông Masami Yoshizawa, một người nông dân, đã trở về nông trại sau thảm họa sóng thần, và hiện chăn nuôi khoảng 360 gia súc. Trên mặt đất, các vết nứt do động đất gây ra vẫn còn nguyên.
Ông Masami Yoshizawa, một người nông dân, đã trở về nông trại sau thảm họa sóng thần, và hiện chăn nuôi khoảng 360 gia súc. Trên mặt đất, các vết nứt do động đất gây ra vẫn còn nguyên.
Những chiếc tivi nhiễm phóng xạ bị vứt thành hàng đống.
Những bao tải chứa đất nhiễm phóng xạ được chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích cho bãi phế thải.
Duyên Nguyễn (Ảnh: Arkadiusz Podniesinski)