Xã Cam Chính (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) có khoảng 10 vườn chè lâu đời. Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, cán bộ địa chính-nông nghiệp xã, cho hay nơi đây có hàng nghìn gốc chè tuổi đời từ 100 năm đến 250 năm.
Xã Cam Chính (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) có khoảng 10 vườn chè lâu đời. Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, cán bộ địa chính-nông nghiệp xã, cho hay nơi đây có hàng nghìn gốc chè tuổi đời từ 100 năm đến 250 năm.
Chè cổ được người bản địa gọi là "chè lối". Mỗi cây cao từ 4-5 mét, người dân phải bắc thang để thu hái.
Mỗi năm, người dân này thu hái chè từ một đến 2 lứa, vào tháng 4 và tháng 8.
Chè cổ được người bản địa gọi là "chè lối". Mỗi cây cao từ 4-5 mét, người dân phải bắc thang để thu hái.
Mỗi năm, người dân này thu hái chè từ một đến 2 lứa, vào tháng 4 và tháng 8.
Nhà anh Nguyễn Ngọc Trí (thôn Mai Lộc 3) có 400 gốc chè cổ, nhiều gốc chè đường kính 30-40 cm.
"Vườn chè có từ thời ông cố nhà tôi, đến nay tuổi thọ từ 250 năm trở lại", anh Trí nói.
Nhà anh Nguyễn Ngọc Trí (thôn Mai Lộc 3) có 400 gốc chè cổ, nhiều gốc chè đường kính 30-40 cm.
"Vườn chè có từ thời ông cố nhà tôi, đến nay tuổi thọ từ 250 năm trở lại", anh Trí nói.
400 gốc chè nhà anh Nguyễn Ngọc Trí cho thu nhập khoảng 25-30 triệu.
Nhiều thương lái hỏi mua gốc chè cổ theo dạng cây cảnh, giá từ 7-10 triệu đồng mỗi cây, tuy nhiên anh Trí không bán mà duy trì vườn chè này để "con cháu đời sau biết những cây quý mà ông bà để lại".
400 gốc chè nhà anh Nguyễn Ngọc Trí cho thu nhập khoảng 25-30 triệu.
Nhiều thương lái hỏi mua gốc chè cổ theo dạng cây cảnh, giá từ 7-10 triệu đồng mỗi cây, tuy nhiên anh Trí không bán mà duy trì vườn chè này để "con cháu đời sau biết những cây quý mà ông bà để lại".
Nhiều gốc chè rỗng ruột, rêu mốc và đất đỏ bám sần sùi.
Anh Trí cho hay chè là loài cây dễ sống, trường thọ, chỉ cần làm cỏ chứ ít phải bón phân.
Nhiều gốc chè rỗng ruột, rêu mốc và đất đỏ bám sần sùi.
Anh Trí cho hay chè là loài cây dễ sống, trường thọ, chỉ cần làm cỏ chứ ít phải bón phân.
Vườn nhà ông Lê Quang Khai (thôn Trung Chính) cũng có 400 gốc chè từ 70-100 tuổi.
"Những cây già do cha tôi trồng, đến đời tôi có trồng thêm", ông Khai nói.
Cây chè già cho lá ít hơn so với những cây mới, nhưng vị chè có phần đậm đà và ngon hơn.
Nhiều cây chè bị gãy ngọn, mục thân nhưng phần gốc vẫn liên tục cho lá.
Theo lãnh đạo xã Cam Chính, cây chè không nằm trong cơ cấu giống cây kinh tế chủ lực của địa phương, nhưng do văn hoá và truyền thống, nên hiện có 30 hộ dân vẫn trồng chè chuyên canh, diện tích từ 1.000-1.500 m2 mỗi hộ.
Nhiều cây chè bị gãy ngọn, mục thân nhưng phần gốc vẫn liên tục cho lá.
Theo lãnh đạo xã Cam Chính, cây chè không nằm trong cơ cấu giống cây kinh tế chủ lực của địa phương, nhưng do văn hoá và truyền thống, nên hiện có 30 hộ dân vẫn trồng chè chuyên canh, diện tích từ 1.000-1.500 m2 mỗi hộ.
Hoàng Táo