Khói bụi bốc lên từ miệng núi lửa Sakurajima trên đảo Kyushu, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 24/7, dấu hiệu báo trước vụ phun trào sắp diễn ra.
Núi lửa bắt đầu phun trào từ 20h05 tối 24/7, buộc chính quyền phải nâng cảnh báo từ cấp 3 lên cấp 5, mức cao nhất ở Nhật. Đây là lần đầu tiên cảnh báo cấp độ 5 được ban bố với núi lửa Sakurajima.
Khói bụi bốc lên từ miệng núi lửa Sakurajima trên đảo Kyushu, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, ngày 24/7, dấu hiệu báo trước vụ phun trào sắp diễn ra.
Núi lửa bắt đầu phun trào từ 20h05 tối 24/7, buộc chính quyền phải nâng cảnh báo từ cấp 3 lên cấp 5, mức cao nhất ở Nhật. Đây là lần đầu tiên cảnh báo cấp độ 5 được ban bố với núi lửa Sakurajima.
Khoảnh khắc núi lửa Sakurajima phun trào tối 24/7. Video: NHK.
Cột dung nham và tro bụi cao phun lên từ miệng núi lửa Sakurajima tối 24/7.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho hay núi lửa gây ảnh hưởng trong bán kính 2,5 km từ miệng hố, phun cột khói bụi cao tới 300 mét lên bầu trời.
JMA khuyến cáo 51 cư dân sống ở hai thị trấn dưới chân núi lửa sơ tán đến nơi an toàn. Hiện chính quyền địa phương chưa ghi nhận thiệt hại về người sau khi núi lửa phun trào.
Cột dung nham và tro bụi cao phun lên từ miệng núi lửa Sakurajima tối 24/7.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho hay núi lửa gây ảnh hưởng trong bán kính 2,5 km từ miệng hố, phun cột khói bụi cao tới 300 mét lên bầu trời.
JMA khuyến cáo 51 cư dân sống ở hai thị trấn dưới chân núi lửa sơ tán đến nơi an toàn. Hiện chính quyền địa phương chưa ghi nhận thiệt hại về người sau khi núi lửa phun trào.
Ảnh chụp từ trên không ngày 25/7 cho thấy núi lửa Sakurajima vẫn tiếp tục hoạt động.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản từ hôm 18/7 đã ghi nhận được những chuyển động nhỏ của lớp vỏ địa chất, cho thấy núi lửa Sakurajima có dấu hiệu hoạt động trở lại.
Sakurajima là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Nhật Bản và được kết nối với bán đảo Osumi thuộc đảo Kyushu phía tây nam đất nước.
Ảnh chụp từ trên không ngày 25/7 cho thấy núi lửa Sakurajima vẫn tiếp tục hoạt động.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản từ hôm 18/7 đã ghi nhận được những chuyển động nhỏ của lớp vỏ địa chất, cho thấy núi lửa Sakurajima có dấu hiệu hoạt động trở lại.
Sakurajima là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Nhật Bản và được kết nối với bán đảo Osumi thuộc đảo Kyushu phía tây nam đất nước.
Quan chức Cục Khí tượng Nhật Bản giải thích vụ phun trào của núi lửa Sakurajima trong cuộc họp báo ở Tokyo ngày 24/7.
"Cư dân thị trấn Arimura và Furusato trong bán kính 3 km từ miệng núi lửa Sakurajima nên đề cao cảnh giác", Tsuyoshi Nakatsuji, chuyên gia của bộ phận quan sát núi lửa thuộc Cục Khí tượng Nhật Bản, cho hay.
Quan chức Cục Khí tượng Nhật Bản giải thích vụ phun trào của núi lửa Sakurajima trong cuộc họp báo ở Tokyo ngày 24/7.
"Cư dân thị trấn Arimura và Furusato trong bán kính 3 km từ miệng núi lửa Sakurajima nên đề cao cảnh giác", Tsuyoshi Nakatsuji, chuyên gia của bộ phận quan sát núi lửa thuộc Cục Khí tượng Nhật Bản, cho hay.
Tro bụi từ núi lửa rơi xuống ôtô ở thành phố Kagoshima, phía nam đảo Kyushu, ngày 25/7. Núi lửa cũng làm bắn ra những tảng đá lớn ra xung quanh ngọn núi.
Tro bụi từ núi lửa rơi xuống ôtô ở thành phố Kagoshima, phía nam đảo Kyushu, ngày 25/7. Núi lửa cũng làm bắn ra những tảng đá lớn ra xung quanh ngọn núi.
Núi lửa Sakurajima nhìn từ nơi sơ tán tại thành phố Kagoshima ngày 25/7.
Cột tro bụi trên núi lửa Sakurajima nhìn từ thành phố Tarumizu, tỉnh Kagoshima, đêm 24/7.
Người dân xuống phà sơ tán tại bến cảng thành phố Kagoshima ngày 25/7.
Cư dân, chủ yếu là người cao tuổi, trong trung tâm sơ tán ở thành phố Kagoshima ngày 25/7.
Giới chức hướng dẫn các phương tiện sơ tán sau khi núi lửa Sakurajima phun trào. Tuyến đường 224 giữa hai huyện Arimura và Furusato đã bị phong tỏa để đề phòng nguy hiểm.
Núi lửa Sakurajima nằm cách thủ đô Tokyo của Nhật gần 1.000 km về phía tây nam và đã nhiều lần phun trào trong vài thế kỷ qua.
Giới chức hướng dẫn các phương tiện sơ tán sau khi núi lửa Sakurajima phun trào. Tuyến đường 224 giữa hai huyện Arimura và Furusato đã bị phong tỏa để đề phòng nguy hiểm.
Núi lửa Sakurajima nằm cách thủ đô Tokyo của Nhật gần 1.000 km về phía tây nam và đã nhiều lần phun trào trong vài thế kỷ qua.
Ảnh: Reuters/AFP