Việc cao thủ Bát Cực quyền Cừu Bảo Long cho rằng 'khả năng thực chiến của võ truyền thống còn nhiều bí ẩn' đang gây tranh cãi trái chiều trên VnExpress. Nhiều ý kiến nhận định mỗi môn phái, mỗi nền võ thuật đều có lịch sử, tinh hoa, điểm mạnh yếu khác nhau mà không phải ai cũng khám phá hết được:
Nói chung "võ công cao" không nằm ở việc học môn võ nào, mà nó nằm ở việc "luyện". Văn ôn, võ luyện là thế! Mấy ông MMA luyện tập đánh nhau hằng ngày, mấy ông "cổ truyền" cũng luyện, có điều là luyện "dưỡng sinh". Đánh nhau thì khỏi bàn cũng biết kết quả. MMA cũng từ võ thuật truyền thống mà ra, Bruce Lee (Lý Tiểu Long) - một truyền nhân của Vịnh Xuân, có thể nói là cha đẻ của MMA. Do đó, có thể nói yếu tố môn phái không quan trọng bằng yếu tố người học. Người có năng lực tốt, thể lực tốt, chuyên cần luyện tập thì thành cao thủ, người yếu đuối có được 'bí kíp thần công" cũng thua. Vấn đề quan trọng là "kỹ năng chiến đấu". Kỹ năng chiến đấu có thể hình thành từ việc luyện võ hoặc từ đánh nhau hằng ngày (như mấy tay giang hồ). Người có võ (học võ) chưa chắc đánh lại mấy tay "chuyên đánh lộn". Do đó, "học võ nhiều" không đồng nghĩa với việc đánh nhau giỏi (võ công cao).
Nói võ truyền thống không có khả năng thực chiến tốt là không đúng. Trước tôi có học chút xíu võ truyền thống gọi là Thiếu Lâm Sơn Đông. Đầu buổi học là tập thể lực, đi quyền, luyện tấn, luyện các thế, cuối buổi là chia cặp đấu đối kháng. Sau đó khoảng 3 tháng sẽ có thi đấu lên đai, nói chung là thi đấu đối kháng cũng nhiều lắm chứ không phải là chỉ múa quyền xuông.
Ký sinh tử trạng, lên đánh không nhân từ. Nói thật võ truyền thống cũng có nhiều chiêu bí hiểm, nhưng đánh ra phạm luật thi đấu. Thôi để cho các cao thủ ra tay.
Thời võ cổ truyền thịnh, ai cũng theo học. Thời đại mới không chấp nhận những gì đã cũ. Võ cổ truyền cũng giống như múa rối nước, hát tuồng, cải lương dần dần ít người theo học và học đến nơi đến chốn, người giỏi thì sẽ càng hiếm.
Mỗi môn phái, mỗi nền võ thuật đều có lịch sử, tinh hoa, điểm mạnh yếu khác nhau. Sao thời bây giờ lại quay về thời kiếm hiệp tranh giành ngôi "bá chủ" nhỉ? "Đạo" và "đức" của người luyện võ chỉ để tranh hùng?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.