Đáp ứng nhu cầu học tập, tìm kiếm tài liệu cũng như liên lạc với người thân, nhà mạng VinaPhone tung ra hoàng loạt các gói cước thiết kế riêng. Học sinh và các bậc phụ huynh có thể lựa chọn gói cước "bánh mỳ" (HEY TIIN), với 25.000 đồng một tháng, dung lượng 2GB data tốc độ cao mỗi tháng. Nếu có nhu cầu sử dụng nhiều hơn, các gói cước "trà sữa size M" (HEY) và "trà sữa size L" (HEY79) với lưu lượng lần lượt là 4GB và 15GB một tháng sẽ phù hợp.
Đại diện Vinaphone cho biết, để khai thác những lợi ích mà điện thoại thông minh mang lại, học sinh cũng cần chủ động chuẩn bị phương thức kết nối internet. Nhiều trường học chưa có hệ thống wifi ổn định, đáp ứng nhu cầu truy cập cùng lúc của hàng trăm học sinh.
"Do đó, các gói cước ưu đãi sẽ nhưng có tốc độ truy cập cao sẽ hỗ trợ việc học của các em mọi lúc, mọi nơi", vị đại diện chia sẻ.
Để đăng ký, khách hàng soạn tên gói cước và gửi tới 900. Ví dụ: HEY gửi 900.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông qua quy định mới về việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ cho quá trình học tập, trao đổi tài liệu. Thông tin nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía các bậc phụ huynh cũng như học sinh.
Chị Nguyễn Thúy Quỳnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có con đang học lớp 9 cho biết, khi ở nhà chị chỉ cho con sử dụng máy tính để học bài và giải trí trong thời gian nhất định, tuy nhiên khi đi học, chị cho phép con mang điện thoại vì vừa tiện việc học, vừa dễ liên lạc với bố mẹ.
"Năm nay con tôi thi chuyển cấp, có những ngày học ở trường xong sẽ đi học thêm luôn. Tuy nhiên đi học có hôm tan sớm hôm tan muộn. Nếu không có điện thoại di động thì nhiều hôm không biết giờ để đón con. Ngoài ra cháu cũng quen với việc học tập trên môi trường mạng nên không thể thiếu điện thoại", chị Quỳnh chia sẻ.
Theo chị, không thể phủ nhận một lượng kiến thức lớn mà không gian mạng mang lại cho các con. Nếu sử dụng điện thoại thông minh trên lớp, học sinh có thể tiếp cận rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau, mở rộng phần kiến thức ngoài sách giáo khoa, giải quyết những câu hỏi mà giáo viên đặt ra ngay trong tiết học.
Qua quá trình hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ rèn luyện phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu tư liệu. Điều này cũng góp phần nâng cao năng lực tự học – một kỹ năng cần thiết với tất cả học sinh.
Tại một số trường học, giáo viên thiết kế bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến để học sinh thực hiện trên điện thoại. Nhờ vậy, giáo viên sẽ tiết kiệm thời gian soạn đề, in ấn, chấm, nhập điểm. Đồng thời, học sinh có thể quen dần với việc làm bài kiểm tra trên thiết bị công nghệ thông tin, hướng tới việc thi tốt nghiệp THPT trên máy tính theo kế hoạch chuyển đổi của Bộ GDĐT.
Thành Dương