Theo Luật Quy hoạch đô thị, đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương.
Nghị quyết số 1210/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xếp đô thị thành sáu loại gồm: đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V. Việc phân loại theo các tiêu chí cơ bản: vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Đô thị đặc biệt được quy định có vị trí, chức năng, vai trò là thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ.
Đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Quy mô dân số đô thị đặc biệt từ 5 triệu người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3 triệu người trở lên.
Hà Nội và TP HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội rộng hơn 3.358 km2 với dân số hơn 8,2 triệu người. TP HCM rộng 2.095 km2, dân số gần 10 triệu người (theo Tổng cục Thống kê, năm 2021).
Câu 4: Đảo nào là thành phố?