![]() |
Các bác sĩ phẫu thuật tim cho bệnh nhi Thảo. |
Chiều cùng ngày, ca phẫu thuật thứ hai đã được thực hiện cho bé Thảo (6 tuổi). Theo nhận định của tiến sĩ Viện trưởng Nguyễn Thanh Liêm, đến sáng nay tình trạng cả hai em đều tiến triển tốt.
Phó viện trưởng Nguyễn Văn Lộc nhận xét ca mổ kéo dài 3 giờ là khá nhanh, nhưng cần theo dõi đặc biệt trong 10 ngày tới mới biết là phẫu thuật có thành công hay không. Đây là trường hợp mổ tim hở đặc biệt, trước đây mới chỉ được tiến hành ở Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Huế. Tim của bệnh nhi được tách khỏi hệ tuần hoàn để xử lý khuyết tật. Trong thời gian đó, bệnh nhi chỉ sống dựa vào tim - phổi nhân tạo. Kỹ thuật này có thể được áp dụng với nhiều loại bệnh liên quan tới dị tật ở tim.
Hầu hết các dị tật tim bẩm sinh ở trẻ chỉ có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Các cháu bị bệnh bề ngoài bình thường, nhưng càng lớn nguy cơ tử vong càng cao, nhất là với các dị tật bên trong tim, nếu không mổ, trẻ có thể tử vong ở tuổi 10-20. Theo số liệu của Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi năm cả nước có 500-700 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, song chỉ một số rất ít được phẫu thuật.
Theo kế hoạch, hai ngày tới, Bệnh viện sẽ tiến hành phẫu thuật tương tự cho 4 bệnh nhi, tuổi 4-7. Đây là những trường hợp gia đình khó khăn, được hỗ trợ 60-70% chi phí (mỗi ca hết tổng cộng 25-30 triệu đồng, chủ yếu là tiền vật tư, thuốc men).
Bệnh viện Nhi trung ương đã tiến hành chuẩn bị cho những ca mổ này từ 2 năm nay, với khoản đầu tư gần 15 tỷ đồng cho trang thiết bị, và đào tạo một kíp mổ 12 người. 5 ca mổ đầu tiên, các bác sĩ Việt Nam sẽ được 8 chuyên gia Hàn Quốc hỗ trợ.
Thiên Đức
Ảnh: Anh Tuấn