Một tuần qua, đoạn vỉa hè rộng khoảng 10 m trên đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, được đào lớp gạch để chuyển qua lát đá.
Một tuần qua, đoạn vỉa hè rộng khoảng 10 m trên đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, được đào lớp gạch để chuyển qua lát đá.
Không chỉ gây bụi, vỉa hè bị đào bới còn ảnh hưởng tới việc đi lại, bởi đây là một trong những tuyến đường thường xuyên ùn tắc.
Không chỉ gây bụi, vỉa hè bị đào bới còn ảnh hưởng tới việc đi lại, bởi đây là một trong những tuyến đường thường xuyên ùn tắc.
Những đống vật liệu chất cao trước cửa hàng kinh doanh của nhiều hộ dân trên đường Khuất Duy Tiến. "Việc kinh doanh trở nên khó khăn kể từ khi vỉa hè bị xới lên", anh Nguyễn Tiến Việt, chủ cửa hàng kinh doanh thiết bị ngành nước, cho biết.
Những đống vật liệu chất cao trước cửa hàng kinh doanh của nhiều hộ dân trên đường Khuất Duy Tiến. "Việc kinh doanh trở nên khó khăn kể từ khi vỉa hè bị xới lên", anh Nguyễn Tiến Việt, chủ cửa hàng kinh doanh thiết bị ngành nước, cho biết.
Cách đó khoảng 5 km, vỉa hè trên phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy cũng được xới lên để lát lại.
Nhiều người sống trong khu vực cho biết vỉa hè đường Trần Thái Tông được đào xới từ giữa tháng 10/2023 để lát lại đá, nhưng đến nay một số hạng mục vẫn chưa thi công xong.
Ngay cùng trục đường, vỉa hè phố Phạm Văn Bạch cũng được đào lên lát lại.
Nhiều người sống trong khu vực cho biết vỉa hè đường Trần Thái Tông được đào xới từ giữa tháng 10/2023 để lát lại đá, nhưng đến nay một số hạng mục vẫn chưa thi công xong.
Ngay cùng trục đường, vỉa hè phố Phạm Văn Bạch cũng được đào lên lát lại.
Một con phố khác của quận Cầu Giấy cũng đang được lát lại vỉa hè là Tô Hiệu. Quá trình thi công đã diễn ra gần một tháng. Dọc hai tuyến phố có nhiều cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống nên bị ảnh hưởng.
Chị Vân, chủ một quán bún, cho biết vỉa hè ngổn ngang vật liệu xây dựng nên không có chỗ để xe. "Quán đang vừa bán vừa ngóng ngày hoàn tất lát vỉa hè", chị Vân nói.
Một con phố khác của quận Cầu Giấy cũng đang được lát lại vỉa hè là Tô Hiệu. Quá trình thi công đã diễn ra gần một tháng. Dọc hai tuyến phố có nhiều cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống nên bị ảnh hưởng.
Chị Vân, chủ một quán bún, cho biết vỉa hè ngổn ngang vật liệu xây dựng nên không có chỗ để xe. "Quán đang vừa bán vừa ngóng ngày hoàn tất lát vỉa hè", chị Vân nói.
Vỉa hè trên phố Nguyễn Văn Huyên, đoạn qua trường THCS Lê Quý Đôn cũng đang được làm lại. Do bị quây dây nên người đi bộ phải di chuyển dưới lòng đường.
Đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết trước khi lát đá đều thông báo tới người dân để chủ động trong công việc kinh doanh. "Quá trình thi công phải tránh nhiều thứ như dây điện, cáp ngầm, chờ đông bêtông nên cần thời gian", vị này giải thích.
Vỉa hè trên phố Nguyễn Văn Huyên, đoạn qua trường THCS Lê Quý Đôn cũng đang được làm lại. Do bị quây dây nên người đi bộ phải di chuyển dưới lòng đường.
Đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết trước khi lát đá đều thông báo tới người dân để chủ động trong công việc kinh doanh. "Quá trình thi công phải tránh nhiều thứ như dây điện, cáp ngầm, chờ đông bêtông nên cần thời gian", vị này giải thích.
Cách đó hơn 4 km, một đoạn vỉa hè phố Giảng Võ, quận Đống Đa cũng ngổn ngang thi công.
Các cửa hàng kinh doanh trên phố Giảng Võ đều hoạt động cầm chừng, chờ ngày vỉa hè được lát mới.
Trên phố Hào Nam, quá trình thi công vỉa hè còn bịt cả lối đi của một tổ dân phố.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, dự án chỉnh trang hè phố nói chung và lát đá vỉa hè do UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư. Thời điểm thực hiện do do quận, huyện tự quyết.
Trên phố Hào Nam, quá trình thi công vỉa hè còn bịt cả lối đi của một tổ dân phố.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, dự án chỉnh trang hè phố nói chung và lát đá vỉa hè do UBND các quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư. Thời điểm thực hiện do do quận, huyện tự quyết.
Vỉa hè ngổn ngang dịp cuối năm. Video: Việt An - Ngọc Thành
Ngọc Thành - Việt An