Đó là thơ của độc giả Trung Hiếu, bức xúc khi nghe tin ngành Đường sắt Hà Nội đang lên kế hoạch mua lại hơn 100 toa xe đã qua sử dụng hơn 20 năm của Cục Đường sắt Côn Minh (Trung Quốc) về kinh doanh trong nước "nhằm tiết kiệm chi phí".
Sự việc này nhận được hàng trăm ý kiến của độc giả gửi về VnExpress. Nhiều người bức xúc vì trong khi ngành đường sắt Việt Nam đang cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ với tiêu chuẩn 5 sao, thì nay lại muốn nhập các toa tàu cũ đưa về nước. "Nghe mà choáng váng cả đầu, ngành Đường sắt Việt Nam đang muốn áp dụng câu nói: "Cũ người mới ta chăng?", bạn đọc Tân Nguyên nói.
"Ôi thần linh ơi! Tôi chỉ biết kêu thế khi nghe tin này. Thực sự tôi đang rất hoang mang và khó hiểu khi ngành Đường sắt định nhập 100 toa xe cũ về phục vụ nhân dân", bạn đọc Võ Nhung ngạc nhiên.
"Cái gì họ đã vứt đi. Thì mình nhập để làm chi hở người? Chưa tiến mà muốn lùi rồi. Làm ăn kiểu ấy hỏi đời sao nên?", bạn đọc Lâm Giang chia sẻ.
Độc giả Tới bức xúc: "Đọc xong bài báo mà trong ngực tôi thấy đau nhói, chẳng biết nói gì? Đến cái toa tàu mà mình đóng không nổi thì sao kinh tế phát triển được. Cái gì cũng nhập, cái gì cũng mua, trong khi chúng ta đang cố gắng cải thiện dịch vụ".
Còn bạn đọc Mr RayRock nói: "Một thứ đã sử dụng gần 20 năm sắp thành ve chai mà còn đi mua về để dùng làm vận chuyển, đặc biệt là chuyên chở người. Tôi chẳng hiểu tiêu chí "an toàn là trên hết" của ngành Đường sắt Việt Nam đem vứt đi đâu rồi?".
(Xem thêm: Bộ trưởng Thăng gây bão khi tuyên bố 'Biển báo ở lại thì người phải đi')
"Đúng vậy, ngành đường sắt hay thật đấy. Hiện tại hệ thống đường ray lẫn đội tàu chạy thuộc loại công nghệ của đầu thế kỷ 20, lạc hậu xa so với công nghệ mà các nước đang áp dụng. Đáng lẽ phải từng bước thay đổi công nghệ (thay vì chỉ thay đổi dịch vụ bên trong toa tàu), hệ thống đường ray, thay đổi đầu máy, thì giờ lại đi nhập công nghệ cũ về, rồi lại mất thêm chục năm để giải quyết đống sắt vụn. Nói là để tiết kiệm nhưng thực ra lại là lãng phí lớn về đầu tư công và thiếu tầm nhìn", độc giả Binh nhận xét.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Giao thông Vận tải - Đinh La Thăng đã có văn bản "về công tác nhân sự" đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Ông Thăng yêu cầu hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt cho thôi nhiệm vụ đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đối với ông Nguyễn Viết Hiệp, đồng thời chỉ đạo Hội đồng quản trị công ty này cách chức Tổng giám đốc của ông Hiệp. Những cán bộ liên quan đến vụ việc cũng được yêu cầu xử lý kỷ luật dù chưa rõ hình thức.
(Xem thêm: Bộ trưởng Thăng mắng cấp dưới ‘ngậm miệng ăn tiền’)
Yêu cầu này của Bộ trưởng Đinh La Thăng ngay lập tức đã nhận được hàng trăm ý kiến của độc giả ủng hộ gửi về VnExpress. Độc giả Nguyễn Đình Thơ nói: "Cứ sai là trảm như Bộ trưởng Thăng là chính xác, chứ kiểm điểm và rút kinh nghiệm mãi thì không có ai sợ nữa".
Bên cạnh đó nhiều độc giả cho rằng ngành Đường sắt Việt Nam cần tập trung vào chiến lượng phát triển lâu dài và phải có định hướng cụ thể cho những năm tới thế nào? Ví dụ như đường ray khổ 1 m có cần mở rộng ra không? Nếu nâng khổ rộng hơn thì phải đầu tư như thế nào? Vì đâu tư chỉ một lần, mua rồi phải tính có bán lại được không hay bỏ đi? Mua mới thì tốn kém bao nhiêu?
"Tôi nghĩ ngành nên đầu tư vào sản xuất, công nghệ đóng mới toa tàu để chủ động cho đất nước. Vì đóng toa tàu chạy tốc độ chậm cũng không có gì yêu cầu công nghệ quá cao. Nước ta nếu làm được sẽ vừa tạo ra việc làm vừa giảm chi phí", bạn đọc Dân kết luận.
>> Xem thêm: 'Xẻng' xe máy giúp giảm nguy cơ tai nạn, cướp giật
Trần Hưng tổng hợp
'Tàu Bắc - Nam 5 sao phòng đẹp nhưng toilet thật kinh khủng'
"Tôi đã đi tàu 5 sao, khu phòng thì được nhưng toilet thì thật kinh khủng. Dường như nhân viên không dọn dẹp sau mỗi chuyến thì phải?". |