Mặc dù chế tạo ở Mỹ có thể chi phí cao gấp 3 tới 6 lần so với ở Trung Quốc, nhưng Bethke - một nhà đầu tư Mỹ tại Trung Quốc cho hay: “Khi gia công ở Trung Quốc, giá nhân công rẻ nhưng chi phí khác khổng lồ, còn ở Mỹ, ngoài chi phí phụ thấp hơn thì khả năng tiêu thụ nhanh chóng”.
Lợi về nhân lực, hao về đường đi
Khi Sonja Zozula và Jerry Anderson thành lập LightSaver Technologies - công ty sản xuất đèn chiếu sáng vào năm 2009- bạn bè ai cũng khuyên họ nên đặt cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. Nhưng chỉ sau 2 năm, vào mùa đông năm ngoái, họ quyết định chuyển cơ sở về Carlsbad, California, cách nhà họ khoảng 30 km tại San Clemente. Anderson nói rằng: “Sản xuất ở Trung Quốc có khi rẻ hơn tới 30%. Tuy nhiên, bạn phải chịu nhiều phí tổn về vận chuyển và tất cả các yếu tố khác”.
Hàng sản xuất tại Mỹ được kiểm soát tốt hơn, ít bị lỗi kỹ thuật. (Ảnh: ST)
Khi chi phí ở Trung Quốc đang tăng lên cùng với việc xem xét những thách thức sử dụng các nhà máy cách xa tới 12.000 dặm và lệch tới 12 múi giờ, nhiều công ty nhỏ của Mỹ đang lên kế hoạch hoặc cân nhắc dời sản xuất về Mỹ.
Cuộc thăm dò của hãng Bloomberg đối với 259 nhà sản xuất theo hợp đồng (sản xuất hàng hóa cho các công ty khác) trong tháng 4/2012 cho thấy, trong 2 năm qua, 40% lợi nhuận thu được là từ các công đoạn làm ở nước ngoài. Khảo sát của MFG.com, trang web giúp các công ty tìm kiếm các nhà sản xuất cũng cho thấy, gần 80% công ty được hỏi lạc quan về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2012.
Ted Fogliani - Giám đốc điều hành Outsource Manufacturing, công ty ở San Diego, một đối tác của LightSaver - cho biết: “Một thập kỷ trước đây, bạn nên sang Trung Quốc. Nhưng nay, Trung Quốc không còn là thiên đường gia công đối với nhiều doanh nghiệp. Mọi người đang cố gắng rời khỏi nơi đó”.
Về Mỹ để tiết kiệm thời gian và không bị “hành”
Đối với LightSaver, việc đưa ra quyết định rời khỏi Trung Quốc rất đơn giản: không có nhân lực chủ chốt là người Trung Quốc, gặp khó khăn trong kết nối với nhà sản xuất và đặc biệt là, nhiều nguyên liệu được vận chuyển từ Mỹ đôi khi bị hải quan Trung Quốc giữ lại hàng tuần. Vị doanh nhân cho biết: "Nếu gặp vấn đề trong sản xuất, ở Mỹ chúng ta có thể xuống tận nhà máy, còn ở Trung Quốc, điều đó là không thể". Ông cũng nói thêm rằng, việc sản xuất ở Mỹ sẽ tiết kiệm hơn từ 2 đến 5% thời gian đồng thời nếu ở Trung Quốc, việc gia công phần mềm sẽ gặp rắc rối do chi phí phát sinh không thể kê khai trên bất kỳ báo cáo nào.
Dana Olson thuyết phục các công ty nhỏ nên sản xuất trong nước. Có khoảng 10% trong số 60 công ty như Minneapolis, Ecodev (công ty của Dana Olson) đã chấp nhận sản xuất ở Mỹ và nhiều số khác đang xem xét có động thái tương tự. Olson nói rằng: Một xu hướng đang tăng lên ở các công ty Mỹ là mong muốn sản xuất tại chính nước này. Điều này rất quan trọng để một lần nữa họ có các nhãn hiệu “được sản xuất tại Mỹ”.
Kể từ năm 2008, Ultra Green Packaging - một trong những khách hàng của Olson - đã tận dụng các công ty Trung Quốc để tạo ra các tấm kim loại dẻo, các container từ rơm lúa mỳ và các vật chất hữu cơ khác. Cuối năm nay, Ultra Green dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất số lượng lớn hàng hóa tại chính một nhà máy ở Bắc Dakota nhằm cắt giảm chi phí vận chuyển và bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.
Đối với Tập đoàn Unilife (UNIS), việc chuyển sản xuất về Mỹ đã giúp tập đoàn giành được sự phê chuẩn chính thức để cho ra đời sản phẩm ống tiêm đóng sẵn với mũi tiêm có thể kéo thụt vào, làm cho các nhân viên y tế hầu như không thể vô tình đâm kim tiêm vào chính mình. CEO của UNIS Alan Shortall nói rằng: “Chính các quy tắc và quy định nghiêm ngặt từ Mỹ cùng sự ủng hộ của FDA là lý do chính để chúng tôi sản xuất tại quê nhà”.
Kiểm soát được hàng, ít bị lỗi
Không gặp nhiều rắc rối từ những phát sinh do bất đồng ngôn ngữ nhờ khả năng nói tiếng Hoa trôi chảy, nhưng Brian Bethke gặp phải một sự thất vọng khác. Nhà đồng sáng lập ra Pigtronix-công ty sản xuất Effect Pedal (một thiết bị biến đổi sóng âm, tạo ra những âm thanh khác nhau, những hiệu ứng khác nhau do guitar điện tử) nhận thấy rằng, ông không thể kiểm soát toàn bộ chất lượng hàng hóa tại các nhà máy Trung Quốc. Tại Mỹ tập đoàn có thể bắt đầu các cuộc thử nghiệm phức tạp về các sản phẩm của mình và thậm chí một người chơi đàn ghitar có thể chơi 500 tới 1.000 các phím nhạc.
Mặc dù chế tạo ở Mỹ có thể chi phí cao gấp 3 tới 6 lần so với ở Trung Quốc, nhưng Bethke cho hay, sản phẩm có khả năng thanh khoản cao, không mất nhiều tuần trôi nổi trên đường và giảm nguy cơ tồn kho cao như ở Trung Quốc. Bethke cho biết: “Khi gia công ở Trung Quốc, giá nhân công rẻ nhưng chi phí khác khổng lồ, còn ở Mỹ, ngoài chi phí phụ thấp hơn thì khả năng tiêu thụ nhanh chóng”.
Thực tế hiện nay, hàng hóa cho người tiêu dùng Mỹ ít được sản xuất tại Trung Quốc, việc sản xuất ở quốc gia trên tỷ người chủ yếu nhắm mục tiêu ra thị trường nước ngoài. Ông Michael Degen, Giám đốc điều hành của Nortech Systems Inc (NSYS), nhà sản xuất các hợp đồng có trụ sở tại Wayzata, Minnesota, hiện có 8 nhà máy ở Mỹ và 1 ở Mexico cho biết: “Những gì chúng ta đang nhận thấy là: khu vực hóa đang lên ngôi, tức là người tiêu dùng mua các sản phẩm từ các nhà sản xuất trong khu vực và bán ra".
Đó chính là lý do mặc dù sản xuất ở Trung Quốc chi phí chỉ bằng 1/3 so với những gì được sản xuất tại các nhà máy ở Mỹ, nhưng các công ty nhỏ vẫn đang cân nhắc dời sản xuất về Mỹ.
(Thời báo Ngân hàng)