Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), hơn 75% rối loạn sức khỏe tâm thần trên thế giới khởi phát ở tuổi 24. Tại Việt Nam, 21,7% thanh thiếu niên cho biết có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Ảnh hưởng của bệnh tâm thần ở tuổi vị thành niên có thể kéo dài và gây những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và kinh tế xã hội trong suốt cuộc đời.
Còn theo Bộ Y tế, tỷ lệ rối loạn tâm thần tại Việt Nam chiếm gần 15% dân số, cứ 7 người Việt thì có một người mắc bệnh, phần lớn không được điều trị.
Từ các dữ liệu này, đại diện ezCareMe, nền tảng chăm sóc sức khỏe tinh thần dành cho giới trẻ, nhận định có nhiều nguyên nhân khiến người trẻ gặp vấn đề sức khỏe tinh thần. Họ sinh ra trong thời kỳ Internet, các nền tảng truyền thông phong phú và sự phát triển của những ứng dụng kết nối, dẫn đến xu hướng liên tục "chạy đua" với tốc độ phát triển của cuộc sống. Nhiều người không chấp nhận thất bại cá nhân, tự đặt kỳ vọng cao.
Khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau Covid-19 diễn ra, người trẻ có thêm mối lo lắng về việc làm, áp lực kiếm sống, bất an về tương lai, song song chịu áp lực từ sự thành công của những người cùng thế hệ hoặc người đi trước. Thông tin và hình ảnh về cuộc sống của người khác gây ra cảm giác so sánh, thất vọng, bất an, tự ti, từ đó rơi vào kiệt quệ, rối loạn lo âu, quên chăm sóc sức khỏe bản thân.
Chế độ sinh hoạt không hợp lý cũng là nguyên nhân dẫn tới vấn đề về sức khỏe tâm thần và tổng thể. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thống kê 5 nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ ở người trẻ, trong đó có 3 nguyên nhân liên quan tới chế độ sinh hoạt, công việc gồm trầm cảm và stress, rối loạn giấc ngủ, áp lực công việc...
Do đó, người trẻ cần học cách quản lý căng thẳng, tự chăm sóc sức khỏe tinh thần để tự đối phó với áp lực cuộc sống hiện đại.
Trang Healthdirect khuyến cáo người trẻ nên học các nhận diện căng thẳng, ý thức được cảm xúc của bản thân. Mọi người cần nhận ra các nguồn gây căng thẳng vô ích để giảm thiểu kịp thời, tránh tạo thành vấn đề sức khỏe phức tạp hơn.
Người trẻ nên thẳng thắn thừa nhận cảm xúc tiêu cực, từ đó tự đưa ra các phương án giải quyết phù hợp, cải thiện tình hình. Một số hành động giảm căng thẳng có thể thực hiện ngay gồm: tập thở sâu, thiền, thực hành tự nói chuyện tích cực, tránh làm việc quá sức, viết nhật ký căng thẳng để tự theo dõi, trò chuyện với bạn bè, gia đình...
Người trẻ cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tổng thể, trong đó tránh hút thuốc, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giảm lượng cồn và caffeine.
Trong đó, chế độ ăn lành mạnh được chú trọng, do thực phẩm có thể ảnh hưởng tới tâm trạng. Chế độ ăn lành mạnh tăng sức khỏe đường ruột, vi khuẩn trong ruột tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine, giúp điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc.
Các thực phẩm nên có trong bữa ăn cải thiện tâm trạng được chia vào các nhóm thực vật, hải sản và thực phẩm lên men, ví dụ trái cây và rau củ, bánh mì, các loại hạt, chế phẩm từ sữa, các loại cá... Bữa ăn cần cân đối năng lượng từ chất đường, đạm, béo, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, uống tối thiểu hai lít nước. Trong các bữa chính, mọi người ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ để no lâu, còn bữa phụ nên sử dụng thực phẩm ít năng lượng, giàu xơ, ít đường như trái cây ít ngọt như cóc, xoài, ổi, ngũ cốc, các loại hạt nhiều béo ít đường.
Cuối cùng, người trẻ nên học cách thư giãn, tận hưởng cuộc sống trọn vẹn như tập trung cảm nhận từ những hoạt động thường ngày, ví dụ như lúc đi bộ từ công ty về nhà, lúc nấu ăn... Hãy chú ý đến các cảm giác vật lý, âm thanh, mùi vị, tiếng gió. Cách này giúp thả lỏng tâm trí, tăng cảm giác yêu đời.
Theo đại diện ezCareMe, việc bộc lộ cảm xúc tiêu cực hoặc nói "tôi đang bất ổn" không dễ dàng. Trường hợp cảm thấy khó khăn để giải quyết tâm trạng tiêu cực, người trẻ có thể sử dụng ezCareMe, nền tảng chăm sóc và tham vấn tâm lý dành cho mọi người.
Văn Hà
Nền tảng ezCareMe đã đạt một số thành tựu nổi bật như: Top 20 Impact Challenge At SEA: Cuộc thi khởi nghiệp dành cho các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ở Đông Nam Á năm 2022; Top 100 Startup Wheel Việt Nam 2022, Top 100 Doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội Việt Nam theo báo cáo của UNDP và CSIE năm 2021; Top 20 Startup xuất sắc hoàn thành chương trình ươm tạo doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Sihub Expara Accelerator Program Batch 2 do Sở Khoa học - Công nghệ TP HCM và Quỹ đầu tư Expara (Singapore) tổ chức năm 2020.
Với mong muốn hỗ trợ cộng đồng được chăm sóc sức khỏe tinh thần dễ dàng và tiết kiệm hơn, ezCareMe ra mắt gói Awareness chỉ từ 129.000 đồng và cung cấp hàng loạt quyền lợi hấp dẫn cho khách hàng như: tặng phiên tham vấn tâm lý trực tuyến với các nhà tâm lý chuyên nghiệp qua video nhanh chóng; tham gia các buổi live webinar hàng tháng để chia sẻ, học hỏi với các nhà tâm lý đã được chứng nhận; nhận khuyến mãi đặc biệt cho dịch vụ tham vấn tâm lý trên ezCareMe; tự chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng các nội dung độc quyền được cập nhật hằng tuần qua video, podcast, bài viết tâm lý học...
Thông tin chi tiết về các ưu đãi Gói Awareness của ezCareMe xem tại website, fanpage, tik tok và email.