Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 500.000 ca mắc mới và khoảng 250.000 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung mỗi năm. Nếu không ngăn chặn, năm 2030, số ca mắc trên toàn cầu lên 700.000 và 400.000 người tử vong.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do bệnh này. Với gần 37 triệu phụ nữ từ 15 tuổi trở lên, đây là nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung - xếp thứ 3 trong các bệnh ung thư ở phụ nữ 15-44 tuổi. Theo bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC, số người mắc ngày càng nhiều, có xu hướng trẻ hóa, vì nhiều nguyên nhân.
80% phụ nữ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời
Virus HPV có hơn 140 chủng, trong đó, HPV chủng 16 và 18 là nguyên nhân dẫn đến hơn 70% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, 80% phụ nữ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời và không cần quan hệ tình dục mới nhiễm HPV. Nghiên cứu tại Tanzania (vùng nguy cơ dịch tễ cao ở Đông Phi) khảo sát sự xuất hiện HPV cũng cho kết quả HPV được tìm thấy ở 45,5% bé gái trước khi có quan hệ tình dục lần đầu.
HPV rất dễ lây nhiễm và tái nhiễm, nên theo bác sĩ Bạch Thị Chính, số ca mắc luôn ở mức cao và dự báo tiếp tục tăng. Virus này không chỉ lây qua đường tình dục mà có thể lây bằng những cách thức khác như từ mẹ sang con, vật nhiễm, tự lây hay nhiễm từ các can thiệp y tế không đảm bảo tiệt khuẩn, phơi nhiễm lúc trẻ, đồng nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, suy giảm miễn dịch, hút thuốc, uống rượu, có thể là dùng thuốc ngừa thai...
Sinh con nhiều lần, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, tâm lý e ngại khám phụ khoa, chủ quan không khám, tầm soát định kỳ... khiến các tổn thương cổ tử cung không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Khó phát hiện bệnh từ sớm
Ung thư cổ tử cung không có biểu hiện rõ ràng, rất dễ bỏ qua giai đoạn sớm nếu không thăm khám thường xuyên, với bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại. Bệnh nhân khi thấy đau rát khi quan hệ, ra máu âm đạo bất thường sau giao hợp, giữa kỳ kinh hay sau mãn kinh... mới đi khám thì thường đã muộn. Lúc này các khối u đã tiến triển và có nguy cơ xâm lấn nhiều cơ quan khác.
Các phương pháp điều trị như phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung - buồng trứng khiến phụ nữ không còn khả năng mang thai, việc xạ trị và hóa trị kéo dài làm cho buồng trứng bị teo dẫn đến mãn kinh sớm. Điều này còn ảnh hưởng xấu đến các bộ phận lân cận như thủng đại tràng, bàng quang, trực tràng, âm đạo xơ hóa, khó quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, thậm chí đe dọa tính mạng.
Theo báo cáo của HPV Information Center, ung thư cổ tử cung phổ biến thứ ba ở phụ nữ. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Tỷ lệ tiêm vaccine hạn chế
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê, nguyên phó khoa Ung bướu Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bác sĩ cao cấp khoa phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội), dù đã có vaccine phòng ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh nguy hiểm do HPV nhưng số lượng vaccinecó tại Việt Nam còn hạn chế nên chưa nhiều người được sử dụng vaccine này. Ngoài ra, nhiều người chưa hiểu biết về vaccine và bệnh ung thư cổ tử cung hoặc chưa có điều kiện sử dụng vaccine, nên số ca mắc bệnh không có dấu hiệu giảm.
"Nếu chứng kiến những tác hại tàn khốc của bệnh này với phụ nữ về thể xác và tinh thần thì mới hiểu sự quý giá của vaccine", Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê chia sẻ.
Tiêm ngừa sớm kết hợp tầm soát, khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng lúc 21-65 tuổi sẽ tạo vòng bảo vệ hiệu quả. Nếu không may mắc bệnh cũng được phát hiện sớm, điều trị đúng cách sẽ giảm áp lực tâm lý và bảo tồn chức năng sinh sản. Tại Việt Nam, vaccine được khuyến khích tiêm cho người 9-26 tuổi với 3 liều trong 6 tháng. Tuy nhiên, các trường hợp có nguy cơ cao hoặc cần thiết tiêm vaccine, các bác sĩ sẽ trao đổi với nội dung cụ thể.
Vaccine ngừa HPV đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đưa vào chương trình tiêm chủng từ năm 2006. Vaccine lưu hành trên 128 quốc gia và có mặt trong chương trình tiêm chủng ở 66 nước, phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo (gây ra bởi HPV tuýp 16 và 18), mụn cóc sinh dục (gây ra bởi HPV tuýp 6 và 11), các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản (gây ra bởi HPV tuýp 6, 11, 16, và 18), các bệnh lý do nhiễm HPV.
Tại cuộc họp thường niên 2020, WHO chính thức phát động chiến lược đẩy lùi ung thư cổ tử cung trên toàn cầu và được sự nhất trí của 194 nước thành viên. Theo đó, đến năm 2030, mục tiêu đảm bảo ít nhất 90% bé gái được tiêm đầy đủ vaccine ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 tuổi, 70% phụ nữ được xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung vào 2 thời điểm trước 35 tuổi và 45 tuổi, tối thiểu 90% phụ nữ mắc bệnh được điều trị đúng và đầy đủ.
Còn tại Việt Nam, đại diện VNVC, đơn vị tiêm chủng quy mô vào loại lớn nhất, cho biết sẽ mở thêm nhiều trung tâm tiêm chủng khắp các tỉnh thành, dự trữ đầy đủ vaccine phòng ngừa HPV đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân cả nước trong thời gian tới.
Ngọc An
Chương trình tư vấn trực tuyến "Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả" do Trung tâm tiêm chủng VNVC, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh phối hợp cùng Đài truyền hình Việt Nam tổ chức đã thu hút hơn 10.000 lượt xem trực tiếp, hàng nghìn bình luận và lượt chia sẻ trực tiếp ngay tại thời điểm livestream. Chương trình cũng phát động hoạt động tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung góp Quỹ "Ngày mai tươi sáng", đồng hành cùng bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Theo đó, từ nay đến 19h ngày 25/12, mỗi khách hàng đến tiêm, mua đặt giữ, mua gói có vaccine phòng ung thư cổ tử cung - Gardasil (Mỹ) tại Hệ thống tiêm chủng VNVC sẽ cùng VNVC góp 50.000 đồng vào quỹ "Ngày mai tươi sáng" - Bộ Y tế sau khi đăng hình ảnh hóa đơn và check-in tại một trong các địa điểm thuộc Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, để post ở chế độ công khai kèm 02 hashtag #VNVCungthucotucung, #VNVCngaymaituoisang. Quỹ "Ngày mai tươi sáng" và Hệ thống Tiêm chủng VNVC sẽ công bố danh sách các cá nhân đã tham gia hợp lệ và tổng số tiền đóng góp của chương trình trên website vnvc.vn và fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn. Hiện hệ thống VNVC đã có hơn 40 trung tâm trên khắp cả nước: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Vinh, Cần Thơ và cả những tỉnh thành như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu... Hotline Trung tâm tiêm chủng VNVC tư vấn về vaccine và đặt lịch tiêm: 028 7300 6595. Hotline Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) tư vấn về các phương pháp tầm soát: 1800 6858. |