Thứ ba, 17/9/2024
Thứ hai, 27/12/2021, 15:17 (GMT+7)

Vì sao bạn có cảm giác bị theo dõi?

Không thể chứng minh, nhưng nhiều người luôn cảm giác bị ai đó theo dõi, ngay khi đi một mình.

Não bộ có thể cảm nhận ai đó đang nhìn bạn, mà không cần nhìn

Các chuyên gia đã chỉ ra những hình ảnh con người nhìn thấy hàng ngày là thông tin do mắt thu lại, xử lý tại đồi thị trong não và tạo ra hình ảnh.

Một nghiên cứu năm 2013 trên người kiếm thị cho thấy, hình ảnh xung quanh được thu lại, được gửi tới đồi thị, nhưng bộ phận này bị tổn thương, không thể xử lý hình ảnh mà chỉ tạo cảm giác trong não bộ. Khoa học gọi đây là chứng “mù vỏ não”.

Nói cách khác, con người hoàn toàn cảm nhận được liệu có người đang nhìn mình hay không, ngay cả khi không nhìn trực diện.

Tự tưởng tượng

Một lý do khác khiến nhiều người lầm tưởng có người theo dõi là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Khi cảm nhận điều gì đó không ổn và bất ngờ quay người lại, bạn bắt gặp ai đó đang nhìn mình và khẳng định đó là kẻ bám đuôi. Nhưng hiểu một cách đơn giản “nếu không nhìn họ, sao biết họ đang nhìn mình”.

Cơ thể bật chế độ tự phòng vệ

Cảm giác bị theo dõi có thể là manh mối báo động cho não bộ về sự hiện diện của một người khác, theo cách bạn không hay biết. Chúng có thể là hình ảnh phản chiếu rất nhỏ, chạy thoáng qua trong tầm mắt bạn hay âm thanh phát ra yếu ớt từ một phía không xác định.

Các yếu tố trên cộng với một chút hoang tưởng về những gì đang xảy ra khiến bạn nghĩ rằng có ai đó đang bám theo. Dù thực tế không có ai.

Xu hướng tự khẳng định cảm giác của bản thân là đúng

Theo một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Syndey, khi đang hoài nghi về môi trường xung quanh, não bộ có xu hướng thừa nhận điều đang nghĩ trong đầu là đúng như một cơ chế tự vệ dù không đủ cơ sở để chứng minh.

Thể hiện kỹ năng xã hội quan trọng

Khả năng nhận biết ai đó đang nhìn mình là một kỹ năng xã hội quan trọng. Chúng giúp con người giao tiếp, truyền đạt tốt hơn và lý giải vì sao não bộ lại tiến hoá để sở hữu khả năng này.

Kể từ khi con người tiến hoá, ánh mắt là công cụ mạnh mẽ để truyền đạt cảm xúc, thể hiện tình yêu, sự tức giận cho đến những điều ẩn ý. Đó là lý do não bộ rất “rành” về hoạt động này và khiến con người luôn cảnh giác với môi trường xung quanh.

Minh Phương (Theo Brightside)