Kháng kháng sinh là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu. Theo Liên minh chống kháng kháng sinh, 204 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới năm 2019 có 4,95 triệu ca tử vong do kháng kháng sinh; tỷ lệ tử vong cao nhất là 27,3 tử vong trên 100.000 người tại khu vực châu Phi cận Sahara.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2020 xếp Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao ở châu Á. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh không đúng đơn ở Việt Nam lên tới 91% ở khu vực nông thôn và thành thị.
Theo WHO, kháng kháng sinh ảnh hưởng tới mọi đối tượng với các độ tuổi khác nhau. Các bệnh viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella trở nên khó điều trị hơn do thuốc kháng sinh dần kém hiệu quả.

Sử dụng thuốc không hợp lý là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tình trạng kháng kháng sinh. Ảnh: Freepik
Khi tình trạng kháng thuốc diễn ra, người bệnh có thời gian nằm viện lâu hơn, chi phí y tế cao hơn và tăng tỷ lệ tử vong. Hanan Balkhy, thuộc chương trình kháng kháng sinh của WHO, cho biết: "Kháng kháng sinh dự kiến sẽ tiêu tốn thêm 1.000 tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe và đẩy 28 triệu người vào tình trạng nghèo đói năm 2050". Ngoài gánh nặng tài chính do điều trị kéo dài, bệnh nhân còn đối mặt với tương lai không có thuốc điều trị hiệu quả đối với một số bệnh nhiễm khuẩn, ví dụ khi phẫu thuật, hóa trị ung thư và cấy ghép mô, tăng nguy cơ tử vong.
Nhằm hạn chế vi khuẩn kháng thuốc phát triển, Việt Nam đã có chương trình hành động quốc gia từ năm 2013, đưa ra quy định dần loại bỏ kháng sinh sử dụng khi không cần thiết, như dùng kháng sinh cho mục đích phòng bệnh trong chăn nuôi. Người nông dân được yêu cầu phải có đơn thuốc thú y để mua và dùng một số loại thuốc, cải thiện phương pháp chăn nuôi và tiêm vaccine phòng bệnh cho động vật.
Còn ngành y tế khuyến cáo sử dụng kháng sinh hợp lý. Người bệnh, người bán chỉ mua, bán thuốc khi có đơn của bác sĩ. Tại cơ sở y tế, bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh khi thật cần thiết trong quá trình điều trị. Mọi người tăng vệ sinh tay, đeo khẩu trang khi đến bệnh viện, nơi đông người và áp dụng nhiều biện pháp phòng bệnh khác để giảm mắc các bệnh truyền nhiễm, gián tiếp giảm sử dụng kháng sinh.
Kháng kháng sinh là một vấn đề lớn tuy nhiên có thể giảm tình trạng này bằng cách tạo dựng thói quen sống lành mạnh từ những điều cơ bản. Đầu tiên là vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gồm việc rửa tay; xịt, rửa mũi và sát khuẩn họng. Đối với vùng họng, nhiều người dân chưa có thói quen sát khuẩn thường xuyên. Hiện thị trường đã có nhiều sản phẩm xịt họng từ tự nhiên và tiện lợi, thích hợp sử dụng hàng ngày để vệ sinh họng và ngăn ngừa vi khuẩn, virus có hại xâm nhập như xịt họng keo ong xanh.

Keo ong xanh Tracybee hỗ trợ kháng khuẩn, kháng virus trực tiếp, tăng cường đề kháng tự nhiên. Ảnh: Tracybee
Mọi người cần xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết và tập luyện thể thao. Ngoài ra, mọi người có thể bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và kháng khuẩn, kháng virus trực tiếp như viên uống keo ong xanh. Sản phẩm còn hỗ trợ kháng viêm, giảm nhanh các triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh, sốt, ho, viêm họng... khi mới chớm, giúp hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa thật sự cần thiết. Keo ong xanh cũng được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao.
Văn Hà