Trước nhiều câu hỏi về ngành học thiết kế đồ họa, nam họa sĩ nhận định, các bạn trẻ còn nhiều điểm mơ hồ, dẫn tới sự thiếu tự tin, không dám theo đuổi dù yêu thích. Do đó, Phan Vũ Linh đã chia sẻ thêm về quá trình học thực tiễn và những điều cần lưu ý khi theo học thiết kế đồ họa.
- Anh nghĩ sao về quan điểm "người học thiết kế đồ họa bắt buộc phải vẽ đẹp"?
- Theo tôi, mỗi cá nhân đều có sở trường riêng, là một thực thể riêng biệt. Không ai giỏi hoàn toàn, không ai dở hoàn toàn dù bạn cảm thấy mình vẽ chưa đẹp, chưa có nhiều ý tưởng khác biệt. Ở một khía cạnh nào đó, bạn vẽ chưa đẹp lại mang một yếu tố riêng biệt của mỗi cá nhân, phục vụ được một nhu cầu nào đó mang tính chất thực tế.
Hơn nữa, các sản phẩm đồ họa làm ra đều dựa trên những phần mềm thiết kế. Do đó, người học cần phải trau dồi cách sử dụng những công cụ này thành thạo.
- Để theo học lĩnh vực thiết kế đồ họa thành công, thí sinh cần quan tâm đến điều gì?
- Đối với lĩnh vực thiết kế, yếu tố sáng tạo giữ vai trò quan trọng nhất. Vì thế, môi trường học tập cần có điều kiện phát huy và thúc đẩy tính sáng tạo của người học. Tôi nghĩ, các đơn vị đào tạo cần ứng dụng các phương pháp giảng dạy cho phép các bạn tự do sáng tạo, bay bổng với ý tưởng mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo nắm vững kiến thức hội họa, mỹ thuật cơ bản.
Sinh viên cần được trang bị kiến thức cơ bản, hướng dẫn các yếu tố có tính chất khuôn khổ. Sau đó, các bạn có tự do sáng tạo, không chỉ trong ý tưởng mà còn thể hiện chất liệu, sự riêng biệt và khả năng tìm tòi của mỗi cá nhân.
- Làm cách nào để duy trì hành trình sáng tạo xuyên suốt quá trình học và làm việc?
- Ngoài việc tự do sáng tạo, giảng viên cũng nên giữ vai trò là người truyền cảm hứng, hướng dẫn và dìu dắt các bạn thông qua ví dụ, bài học lồng ghép minh họa. Điều này cũng có thể đến từ công việc của các thầy cô trong ngành nghề, cách tạo nên tác phẩm đẹp để khơi gợi, giúp các bạn tiếp cận với môi trường tác phẩm ở mức độ chuyên nghiệp hơn.
Ngành này liên quan đến lĩnh vực sáng tạo, do đó, chúng ta cần xây dựng thời gian học như một hành trình vừa chơi, vừa, học, làm việc và cũng thỏa mãn đam mê. Một tác phẩm chỉ thỏa mãn bản thân cũng chưa thú vị lắm. Tuy nhiên, khi chúng được xã hội công nhận, các bạn trẻ sẽ thấy được sự hữu ích của công việc, ngành nghề mình theo đuổi. Từ đó, sinh viên sẽ cảm thấy yêu công việc và tiếp thêm động lực tìm tòi, sáng tạo.
- Đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa, trường Đại học Hoa Sen đào tạo những chương trình gì?
- Hiện, HSU có hai chương trình là Thiết kế đồ họa, chương trình đạt chuẩn quốc tế AUN-QA và ngành học tiên phong Nghệ thuật số (Digital Art). Do tính chất riêng biệt của ngành, môi trường học tập tại đây tôn trọng nét riêng biệt của mỗi cá nhân, thúc đẩy sáng tạo.
Sinh viên tiếp cận với các kiến thức từ căn bản hội họa, màu sắc, đến phần mềm 3D, hiệu ứng kỹ xảo; đồng thời, trang bị kiến thức về sáng tạo, phát triển ý tưởng, marketing, thương hiệu... và cách ứng dụng vào công việc.
Giảng viên của HSU là những họa sĩ thiết kế đầu ngành, nhà quản lý, giám đốc mỹ thuật, giám đốc sáng tạo từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế.
Ngoài ra, sinh viên cũng phải tiếp cận, làm quen với những phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn. Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất chuyên dụng dành riêng cho sinh viên nhóm ngành thiết kế: như phòng thực hành IMAC, bảng vẽ điện tử, họa thất, phòng máy in 3D, phòng thực hành thực tế ảo VR (virtual reality), họa thất, studio nhiếp ảnh...
Nhật Lệ
Thí sinh liên hệ Trung tâm Tuyển sinh - Trường Đại học Hoa Sen.
Địa chỉ: Sảnh G, số 8 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM.
Hotline: 028 7300 7272
Email: tuyensinh@hoasen.edu.vn
Website: https://www.hoasen.edu.vn/tuyensinh/