Tác phẩm "Trò chơi đơn giản" của tác giả Trần Tuấn Việt, ghi lại hình ảnh nhóm trẻ em đang chơi với những chiếc lốp xe máy cũ trên cồn cát Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận.
Tác giả mô tả, hàng ngày có nhiều đứa trẻ theo cha mẹ đến đây để làm việc. Họ cho thuê máng trượt cát, bán dừa hay những món ăn vặt phục vụ du khách. Trẻ em ở đây không có điều kiện để làm quen với các thiết bị điện tử hiện đại. Chúng phải làm việc chăm chỉ nhưng vẫn luôn tìm thấy niềm vui từ những điều đơn giản nhất.
Đây là bức ảnh đạt giải nhất với tiền thưởng 1.000 USD trong cuộc thi "Fun 2020" (Niềm vui 2020) do ứng dụng ảnh Agora tổ chức. Cuộc thi được phát động từ 6/3 với từ khóa "Niềm vui có ý nghĩa gì với bạn?", dành cho tất cả các nhiếp ảnh gia từ nghiệp dư tới chuyên nghiệp. Trong 9.118 tác phẩm dự thi, có 50 ảnh ấn tượng nhất được đưa vào chung kết. Giải nhất được chọn ra dựa trên kết quả bình chọn của người dùng trên toàn thế giới.
"Tôi dự định sẽ dành toàn bộ tiền thưởng để ủng hộ quỹ chống dịch Covid-19 của Việt Nam", tác giả cho biết. Ảnh: Trần Tuấn Việt.
Tác phẩm "Trò chơi đơn giản" của tác giả Trần Tuấn Việt, ghi lại hình ảnh nhóm trẻ em đang chơi với những chiếc lốp xe máy cũ trên cồn cát Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận.
Tác giả mô tả, hàng ngày có nhiều đứa trẻ theo cha mẹ đến đây để làm việc. Họ cho thuê máng trượt cát, bán dừa hay những món ăn vặt phục vụ du khách. Trẻ em ở đây không có điều kiện để làm quen với các thiết bị điện tử hiện đại. Chúng phải làm việc chăm chỉ nhưng vẫn luôn tìm thấy niềm vui từ những điều đơn giản nhất.
Đây là bức ảnh đạt giải nhất với tiền thưởng 1.000 USD trong cuộc thi "Fun 2020" (Niềm vui 2020) do ứng dụng ảnh Agora tổ chức. Cuộc thi được phát động từ 6/3 với từ khóa "Niềm vui có ý nghĩa gì với bạn?", dành cho tất cả các nhiếp ảnh gia từ nghiệp dư tới chuyên nghiệp. Trong 9.118 tác phẩm dự thi, có 50 ảnh ấn tượng nhất được đưa vào chung kết. Giải nhất được chọn ra dựa trên kết quả bình chọn của người dùng trên toàn thế giới.
"Tôi dự định sẽ dành toàn bộ tiền thưởng để ủng hộ quỹ chống dịch Covid-19 của Việt Nam", tác giả cho biết. Ảnh: Trần Tuấn Việt.
Ngoài tác phẩm đạt giải, nhiều bức ảnh về khung cảnh, con người Việt Nam được chụp bởi nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước cũng vào vòng chung kết.
Đây là bức ảnh "Trẻ em Mộc Châu" của tác giả Nguyễn Vũ Phước. Vào dịp tết, trẻ em người Mông mặc quần áo truyền thống và đi thăm các ngôi nhà trong buôn làng. Ảnh: Nguyễn Vũ Phước.
Ngoài tác phẩm đạt giải, nhiều bức ảnh về khung cảnh, con người Việt Nam được chụp bởi nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước cũng vào vòng chung kết.
Đây là bức ảnh "Trẻ em Mộc Châu" của tác giả Nguyễn Vũ Phước. Vào dịp tết, trẻ em người Mông mặc quần áo truyền thống và đi thăm các ngôi nhà trong buôn làng. Ảnh: Nguyễn Vũ Phước.
Bức ảnh "Xin chào Việt Nam" của tác giả Andy Lam, ghi lại nụ cười của cụ già 86 tuổi. Trong phần chú thích, anh viết, dù đã 86 tuổi nhưng ông không già chút nào. Đó là sức mạnh của nụ cười, của niềm vui. Ảnh: Andy Lam.
Bức ảnh "Xin chào Việt Nam" của tác giả Andy Lam, ghi lại nụ cười của cụ già 86 tuổi. Trong phần chú thích, anh viết, dù đã 86 tuổi nhưng ông không già chút nào. Đó là sức mạnh của nụ cười, của niềm vui. Ảnh: Andy Lam.
Tác phẩm "Miền bắc Việt Nam" của tác giả người Italy, Marco Tagliarino, chụp những đứa trẻ đang vui cười trong tiết trời giá rét.
Anh chia sẻ, những ngôi làng vùng cao luôn rực rỡ sắc màu và người dân mến khách. Bức ảnh được chụp một cách tự phát, khi anh được trẻ em vẫy chào trên đường vào làng. "Tất cả ngồi thành một hàng trước bức tường cũ này và nở nụ cười. Đó là một buổi chiều khó quên", anh viết. Ảnh: Marco Tagliarino.
Tác phẩm "Miền bắc Việt Nam" của tác giả người Italy, Marco Tagliarino, chụp những đứa trẻ đang vui cười trong tiết trời giá rét.
Anh chia sẻ, những ngôi làng vùng cao luôn rực rỡ sắc màu và người dân mến khách. Bức ảnh được chụp một cách tự phát, khi anh được trẻ em vẫy chào trên đường vào làng. "Tất cả ngồi thành một hàng trước bức tường cũ này và nở nụ cười. Đó là một buổi chiều khó quên", anh viết. Ảnh: Marco Tagliarino.
Bức ảnh "Bóng đá trong mơ" được chụp tại Tây Ninh ghi lại cảnh trẻ em tận dụng đồng lúa đã thu hoạch làm sân bóng đá. Mặc dù lõng bõng nước, những đứa trẻ vẫn đá bóng với tất cả niềm đam mê và sự phấn khích. Ước mơ lớn nhất nhất của chúng lúc đó là ghi một bàn thắng trên "sân vận động" này. Ảnh: Tuan1368.
Bức ảnh "Bóng đá trong mơ" được chụp tại Tây Ninh ghi lại cảnh trẻ em tận dụng đồng lúa đã thu hoạch làm sân bóng đá. Mặc dù lõng bõng nước, những đứa trẻ vẫn đá bóng với tất cả niềm đam mê và sự phấn khích. Ước mơ lớn nhất nhất của chúng lúc đó là ghi một bàn thắng trên "sân vận động" này. Ảnh: Tuan1368.
Khoảnh khắc những đứa trẻ đang vui đùa trong ánh hoàng hôn được chụp lại bởi tác giả Phạm Huy Trung tại tỉnh Ninh Thuận. Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, vùng vịnh hoang sơ, nơi đây còn nổi danh với cồn cát rộng mênh mông và những dấu tích tháp Chăm cổ. Ảnh: Phạm Huy Trung.
Khoảnh khắc những đứa trẻ đang vui đùa trong ánh hoàng hôn được chụp lại bởi tác giả Phạm Huy Trung tại tỉnh Ninh Thuận. Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, vùng vịnh hoang sơ, nơi đây còn nổi danh với cồn cát rộng mênh mông và những dấu tích tháp Chăm cổ. Ảnh: Phạm Huy Trung.
Bức ảnh đôi mắt Bana của tác giả Nguyễn Ngọc Thái (Thái Bana), Kon Tum. Anh được mệnh danh là người kể chuyện qua ảnh chân dung con người đại ngàn. Tác phẩm này cũng từng đoạt huy chương đồng tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần 23 - 2018. Ảnh: Thái Bana.
Bức ảnh đôi mắt Bana của tác giả Nguyễn Ngọc Thái (Thái Bana), Kon Tum. Anh được mệnh danh là người kể chuyện qua ảnh chân dung con người đại ngàn. Tác phẩm này cũng từng đoạt huy chương đồng tại Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần 23 - 2018. Ảnh: Thái Bana.
Bức ảnh "Lễ hội cồng chiêng" được tác giả Phạm Chí Công ghi lại tại lễ hội văn hóa cồng chiêng, tại tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên. Không gian văn hóa này đã được UNESCO công nhận là di sản truyền miệng và phi vật thể nhân loại năm 2005. Ảnh: Phamchiconghp.
Bức ảnh "Lễ hội cồng chiêng" được tác giả Phạm Chí Công ghi lại tại lễ hội văn hóa cồng chiêng, tại tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên. Không gian văn hóa này đã được UNESCO công nhận là di sản truyền miệng và phi vật thể nhân loại năm 2005. Ảnh: Phamchiconghp.
Lan Hương (Theo Agora, Forbes)