Triển lãm "Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận, nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ", diễn ra đến tháng 12, giới thiệu 200 cổ vật về các dòng gốm trong trang trí, kiến trúc tín ngưỡng, sinh hoạt đời thường.
Gốm Sài Gòn ra đời và phát triển thế kỷ 18, địa danh xóm Lò Gốm đã được ghi nhận trong sách Gia Định Thành Thông Chí của danh nhân Trịnh Hoài Đức và trên bản đồ Gia Định của võ tướng Trần Văn Học.
Triển lãm "Gốm Sài Gòn và vùng phụ cận, nét đặc trưng văn hóa Nam Bộ", diễn ra đến tháng 12, giới thiệu 200 cổ vật về các dòng gốm trong trang trí, kiến trúc tín ngưỡng, sinh hoạt đời thường.
Gốm Sài Gòn ra đời và phát triển thế kỷ 18, địa danh xóm Lò Gốm đã được ghi nhận trong sách Gia Định Thành Thông Chí của danh nhân Trịnh Hoài Đức và trên bản đồ Gia Định của võ tướng Trần Văn Học.
Giữa gian phòng triển lãm trưng bày nhiều cổ vật gốm Sài Gòn thể hiện tín ngưỡng thờ cúng, như: Tượng thờ, quần thể tiểu tượng trên các mái đình của người Hoa, Việt.
Giữa gian phòng triển lãm trưng bày nhiều cổ vật gốm Sài Gòn thể hiện tín ngưỡng thờ cúng, như: Tượng thờ, quần thể tiểu tượng trên các mái đình của người Hoa, Việt.
Tiểu tượng thường được trang trí trên nóc mái đình, hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn. Các tượng có kích thước vừa và nhỏ, thể hiện một nhân vật, câu chuyện điển tích xưa như: Cá chép hóa rồng, ông Nhật bà Nguyệt, Kim Đồng - Ngọc Nữ, các tuồng tích của Trung Quốc.
Tiểu tượng thường được trang trí trên nóc mái đình, hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn. Các tượng có kích thước vừa và nhỏ, thể hiện một nhân vật, câu chuyện điển tích xưa như: Cá chép hóa rồng, ông Nhật bà Nguyệt, Kim Đồng - Ngọc Nữ, các tuồng tích của Trung Quốc.
Tượng Ngọc Hoàng ở giữa, hai bên là Nam Tào - Bắc Đẩu trong tín ngưỡng thờ cúng của miền Nam. Theo quan niệm dân gian, Nam Tào ghi sổ sinh, Bắc Đẩu ghi sổ tử. Họ ghi lại vận mệnh của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, xác định số giàu nghèo, thiện ác, kiếp nào sẽ đầu thai sau khi chết.
Tượng Ngọc Hoàng ở giữa, hai bên là Nam Tào - Bắc Đẩu trong tín ngưỡng thờ cúng của miền Nam. Theo quan niệm dân gian, Nam Tào ghi sổ sinh, Bắc Đẩu ghi sổ tử. Họ ghi lại vận mệnh của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, xác định số giàu nghèo, thiện ác, kiếp nào sẽ đầu thai sau khi chết.
Nhiều đồ gốm Sài Gòn trong đời sống sinh hoạt khạp, bình, thố, đôn, chén, đĩa được trưng bày.
Ba bình rượu tráng lớp men màu xanh lá. Hai bình rượu góc phải còn khắc tên chữ Hán là Vạn ứng dược tửu (góc phải) và Tịnh dĩnh sài tu.
Ba bình rượu tráng lớp men màu xanh lá. Hai bình rượu góc phải còn khắc tên chữ Hán là Vạn ứng dược tửu (góc phải) và Tịnh dĩnh sài tu.
Hai chiếc đôn tuổi đời hơn 100 năm bằng gốm Sài Gòn. Đồ dùng bằng sành, sứ hoặc gỗ quý, không có chân đứng, thường được sử dụng để bày chậu cảnh hoặc dùng để ngồi.
Hai chiếc đôn tuổi đời hơn 100 năm bằng gốm Sài Gòn. Đồ dùng bằng sành, sứ hoặc gỗ quý, không có chân đứng, thường được sử dụng để bày chậu cảnh hoặc dùng để ngồi.
Những chiếc chân đèn bằng men xanh lưu ly, men da bò được trang trí từ căn bản đến tinh xảo, do các lò gốm ở Sài Gòn chế tác đầu thế kỷ 20.
Những chiếc chân đèn bằng men xanh lưu ly, men da bò được trang trí từ căn bản đến tinh xảo, do các lò gốm ở Sài Gòn chế tác đầu thế kỷ 20.
Hình tượng con lân, là một trong bốn linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông.
Triển lãm còn trưng bày các loại đồ gốm sản xuất Pháp có ở Sài Gòn đặt vào đầu thế kỷ 19. Đồ gốm có thể được các thương nhân Pháp mang tới hoặc người Việt đặt hàng, qua đó cho thấy sự giao lưu văn hóa ở thời kỳ này.
Triển lãm còn trưng bày các loại đồ gốm sản xuất Pháp có ở Sài Gòn đặt vào đầu thế kỷ 19. Đồ gốm có thể được các thương nhân Pháp mang tới hoặc người Việt đặt hàng, qua đó cho thấy sự giao lưu văn hóa ở thời kỳ này.
Chiếc đĩa gốm của Pháp sản xuất có in hình Nhà thờ Đức Bà Paris vào đầu thế kỷ 20.
Không gian khác trưng bày đồ gốm của vùng phụ cận như Lái Thiêu (Bình Dương), Biên Hòa (Đồng Nai).
Quỳnh Trần