Ra mắt vào năm 1975, Nikon Small World được xem là diễn đàn hàng đầu để giới thiệu vẻ đẹp của cuộc sống vi mô dưới lăng kính hiển vi. Cuộc thi được tổ chức thường niên, thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả các nhà sinh vật học, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và những người đam mê chụp ảnh nghiệp dư.
Cuộc thi năm nay đã thu hút hơn 1.900 bài dự thi từ 88 quốc gia. Các tác phẩm xuất sắc nhất được công bố vào tuần trước bởi hội đồng giám khảo bao gồm nhà truyền thông khoa học Hank Green, Tiến sĩ Nsikan Akpan từ Đài phát thanh Công cộng New York, biên tập viên khoa học Robin Kazmier tại PBS NOVA, Tiến sĩ Alexa Mattheyses từ Đại học Alabama và Tiến sĩ Hesper Rego từ Trường Y khoa Yale.
Trong ảnh là phần phụ trichome (màu trắng), khí khổng (màu tím) và mạch vận chuyển nước (màu xanh) của lá sồi của tác giả Jason Kirk từ Đại học Y khoa Baylor của Mỹ đạt giải Nhất. Tác phẩm được tổng hợp từ khoảng 200 bức ảnh riêng lẻ, chụp bởi kính hiển vi tùy chỉnh, kết hợp ánh sáng lọc màu với ánh sáng phản xạ khuếch tán.
Ra mắt vào năm 1975, Nikon Small World được xem là diễn đàn hàng đầu để giới thiệu vẻ đẹp của cuộc sống vi mô dưới lăng kính hiển vi. Cuộc thi được tổ chức thường niên, thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả các nhà sinh vật học, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và những người đam mê chụp ảnh nghiệp dư.
Cuộc thi năm nay đã thu hút hơn 1.900 bài dự thi từ 88 quốc gia. Các tác phẩm xuất sắc nhất được công bố vào tuần trước bởi hội đồng giám khảo bao gồm nhà truyền thông khoa học Hank Green, Tiến sĩ Nsikan Akpan từ Đài phát thanh Công cộng New York, biên tập viên khoa học Robin Kazmier tại PBS NOVA, Tiến sĩ Alexa Mattheyses từ Đại học Alabama và Tiến sĩ Hesper Rego từ Trường Y khoa Yale.
Trong ảnh là phần phụ trichome (màu trắng), khí khổng (màu tím) và mạch vận chuyển nước (màu xanh) của lá sồi của tác giả Jason Kirk từ Đại học Y khoa Baylor của Mỹ đạt giải Nhất. Tác phẩm được tổng hợp từ khoảng 200 bức ảnh riêng lẻ, chụp bởi kính hiển vi tùy chỉnh, kết hợp ánh sáng lọc màu với ánh sáng phản xạ khuếch tán.
Giải Nhì được trao cho cho bộ đôi Esmeralda Paric và Holly Stefen từ Trung tâm Nghiên cứu Chứng mất trí nhớ tại Đại học Macquarie của Australia. Hình ảnh phức tạp này cho thấy 300 nghìn tế bào thần kinh trong hai khu vực riêng biệt, kết nối với nhau bằng các sợi trục (axon).
Giải Nhì được trao cho cho bộ đôi Esmeralda Paric và Holly Stefen từ Trung tâm Nghiên cứu Chứng mất trí nhớ tại Đại học Macquarie của Australia. Hình ảnh phức tạp này cho thấy 300 nghìn tế bào thần kinh trong hai khu vực riêng biệt, kết nối với nhau bằng các sợi trục (axon).
Tác phẩm chụp chân sau, móng vuốt và khí quản của một con rận Haematopinus suis đứng ở vị trí thứ 3. Nó được ghi lại bởi nhà sinh vật học Frank Reiser từ Trường Cao đẳng Cộng đồng Nassau ở New York, Mỹ.
Tác phẩm chụp chân sau, móng vuốt và khí quản của một con rận Haematopinus suis đứng ở vị trí thứ 3. Nó được ghi lại bởi nhà sinh vật học Frank Reiser từ Trường Cao đẳng Cộng đồng Nassau ở New York, Mỹ.
Bức ảnh xếp thứ 4 cho thấy vẻ đẹp đáng kinh ngạc của một tế bào thần kinh cảm giác trong phôi thai chuột. Tác phẩm do nhà nghiên cứu Paula Diaz từ Khoa Sinh lý học thuộc Đại học Công giáo Chile chụp bằng kính hiển vi huỳnh quang.
Bức ảnh xếp thứ 4 cho thấy vẻ đẹp đáng kinh ngạc của một tế bào thần kinh cảm giác trong phôi thai chuột. Tác phẩm do nhà nghiên cứu Paula Diaz từ Khoa Sinh lý học thuộc Đại học Công giáo Chile chụp bằng kính hiển vi huỳnh quang.
Đứng ở vị trí thứ 5 là hình ảnh cận cảnh chiếc vòi hút của một con ruồi nhà (Musca domestica), chụp bởi nhiếp ảnh gia người Đức Oliver Dum.
Đứng ở vị trí thứ 5 là hình ảnh cận cảnh chiếc vòi hút của một con ruồi nhà (Musca domestica), chụp bởi nhiếp ảnh gia người Đức Oliver Dum.
Cấu trúc phức tạp này là hệ mạch 3D của não chuột trưởng thành (vỏ não cảm giác xúc giác). Hình ảnh do Tiến sĩ Andrea Tedeschi từ Trung tâm Y tế Wexner tại Đại học Bang Ohio của Mỹ chụp bằng kính hiển vi đồng tiêu lọt vào top 6.
Cấu trúc phức tạp này là hệ mạch 3D của não chuột trưởng thành (vỏ não cảm giác xúc giác). Hình ảnh do Tiến sĩ Andrea Tedeschi từ Trung tâm Y tế Wexner tại Đại học Bang Ohio của Mỹ chụp bằng kính hiển vi đồng tiêu lọt vào top 6.
Bức ảnh đứng ở vị trí thứ 7 của bộ đôi Tong Zhang và Paul Stoodley tại Đại học Bang Ohio cũng được chụp bằng kỹ thuật kính hiển vi đồng tiêu. Nó cho thấy cái nhìn cận cảnh đầy mê hoặc về phần đầu của một con ve.
Bức ảnh đứng ở vị trí thứ 7 của bộ đôi Tong Zhang và Paul Stoodley tại Đại học Bang Ohio cũng được chụp bằng kỹ thuật kính hiển vi đồng tiêu. Nó cho thấy cái nhìn cận cảnh đầy mê hoặc về phần đầu của một con ve.
Xếp thứ 8 là ảnh chụp mặt cắt của ruột chuột dưới ánh sáng huỳnh quang. Tác phẩm được chụp bởi Tiến sĩ Amy Engevik từ khoa Y học tái tạo và Sinh học tế bào thuộc Đại học Y khoa South Carolina của Mỹ.
Xếp thứ 8 là ảnh chụp mặt cắt của ruột chuột dưới ánh sáng huỳnh quang. Tác phẩm được chụp bởi Tiến sĩ Amy Engevik từ khoa Y học tái tạo và Sinh học tế bào thuộc Đại học Y khoa South Carolina của Mỹ.
Hình ảnh tuyệt đẹp này được nhiếp ảnh gia người Hà Lan Jan van IJken chụp bằng kỹ thuật xếp chồng hình ảnh, sử dụng kính hiển vi trường tối. Nó cho thấy các cơ quan bên trong của một con bọ nước (Daphnia). Tác phẩm đứng ở vị trí thứ 9.
Hình ảnh tuyệt đẹp này được nhiếp ảnh gia người Hà Lan Jan van IJken chụp bằng kỹ thuật xếp chồng hình ảnh, sử dụng kính hiển vi trường tối. Nó cho thấy các cơ quan bên trong của một con bọ nước (Daphnia). Tác phẩm đứng ở vị trí thứ 9.
Xếp cuối cùng trong top 10 là bức ảnh chụp tĩnh mạch (màu nâu) và những chiếc vảy (màu cam) trên cánh của một trong những loài bướm lớn nhất thế giới, Morpho didius. Đây là bài dự thi của nhiếp ảnh gia người Pháp Sébastien Malo.
Xếp cuối cùng trong top 10 là bức ảnh chụp tĩnh mạch (màu nâu) và những chiếc vảy (màu cam) trên cánh của một trong những loài bướm lớn nhất thế giới, Morpho didius. Đây là bài dự thi của nhiếp ảnh gia người Pháp Sébastien Malo.
Ảnh: Nikon Small World