Tại triển lãm "Hành trình di sản 2020" diễn ra từ ngày 21-25/9 ở Hà Nội, ban tổ chức trao giải cho 16 tác phẩm xuất sắc. Năm nay, cuộc thi quy tụ 96 bộ ảnh (tương đương 1.000 ảnh đơn) và 277 ảnh bìa.
Tác phẩm "Muối hầm Tuyết Diêm" của Nguyễn Ngọc Hòa giành giải Đặc biệt hạng mục Ảnh bộ. Tác phẩm gồm 12 ảnh, mô tả quá trình làm ra hạt muối của người dân ở làng nghề Tuyết Diêm (xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, Phú Yên). Nhiếp ảnh gia nói: "Để tạo ra những hạt muối trắng xóa như bông tuyết là một quá trình vô cùng gian nan, cực nhọc của người làm nghề. Hạt muối sau khi được thu hoạch sẽ đổ vào chậu đất rồi xếp vào lò và nung dưới lửa suốt 12 giờ".
Tại triển lãm "Hành trình di sản 2020" diễn ra từ ngày 21-25/9 ở Hà Nội, ban tổ chức trao giải cho 16 tác phẩm xuất sắc. Năm nay, cuộc thi quy tụ 96 bộ ảnh (tương đương 1.000 ảnh đơn) và 277 ảnh bìa.
Tác phẩm "Muối hầm Tuyết Diêm" của Nguyễn Ngọc Hòa giành giải Đặc biệt hạng mục Ảnh bộ. Tác phẩm gồm 12 ảnh, mô tả quá trình làm ra hạt muối của người dân ở làng nghề Tuyết Diêm (xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, Phú Yên). Nhiếp ảnh gia nói: "Để tạo ra những hạt muối trắng xóa như bông tuyết là một quá trình vô cùng gian nan, cực nhọc của người làm nghề. Hạt muối sau khi được thu hoạch sẽ đổ vào chậu đất rồi xếp vào lò và nung dưới lửa suốt 12 giờ".
Làng nghề muối hầm Tuyết Diêm có tuổi đời 150 năm, hiện còn bốn hộ duy trì nghề với công suất khoảng 10 tấn mỗi ngày.
Nguyễn Ngọc Hòa cho biết bộ ảnh được anh chụp ba lần trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7. Người làm muối từ 11h đêm đến sáng nên anh cũng phải thức để theo dõi toàn bộ quá trình và "chớp" lại những khoảnh khắc. "Chụp đêm không thuận lợi như ban ngày, đặc biệt là trong môi trường nóng, hơi muối bám vào người, thiết bị. Tuy nhiên, hình ảnh người dân hăng say lao động khiến mình quên đi mệt mỏi, chớp mắt cái thấy trời sáng", anh nói. Nguyễn Ngọc Hòa ở Gia Lai, là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Anh chuyên chụp về lễ hội, chân dung con người, đời sống thường nhật. Anh đã đoạt hơn 50 giải thưởng nhiếp ảnh trong nước và quốc tế.
Làng nghề muối hầm Tuyết Diêm có tuổi đời 150 năm, hiện còn bốn hộ duy trì nghề với công suất khoảng 10 tấn mỗi ngày.
Nguyễn Ngọc Hòa cho biết bộ ảnh được anh chụp ba lần trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7. Người làm muối từ 11h đêm đến sáng nên anh cũng phải thức để theo dõi toàn bộ quá trình và "chớp" lại những khoảnh khắc. "Chụp đêm không thuận lợi như ban ngày, đặc biệt là trong môi trường nóng, hơi muối bám vào người, thiết bị. Tuy nhiên, hình ảnh người dân hăng say lao động khiến mình quên đi mệt mỏi, chớp mắt cái thấy trời sáng", anh nói. Nguyễn Ngọc Hòa ở Gia Lai, là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Anh chuyên chụp về lễ hội, chân dung con người, đời sống thường nhật. Anh đã đoạt hơn 50 giải thưởng nhiếp ảnh trong nước và quốc tế.
Bộ tác phẩm "Hang Tiên" của Nguyễn Hải giành giải nhất hạng mục Ảnh bộ. Tên gọi Hang Tiên bắt nguồn từ truyền thuyết đây là nơi các nàng tiên trên trời xuống dạo chơi và ngắm cảnh. Hang gây ấn tượng với các khối măng đá, thạch nhũ khổng lồ.
Nguyễn Hải là Hội viên chi hội nhiếp ảnh, Hội văn hóa nghệ thuật Quảng Bình.
Bộ tác phẩm "Hang Tiên" của Nguyễn Hải giành giải nhất hạng mục Ảnh bộ. Tên gọi Hang Tiên bắt nguồn từ truyền thuyết đây là nơi các nàng tiên trên trời xuống dạo chơi và ngắm cảnh. Hang gây ấn tượng với các khối măng đá, thạch nhũ khổng lồ.
Nguyễn Hải là Hội viên chi hội nhiếp ảnh, Hội văn hóa nghệ thuật Quảng Bình.
Hang Tiên dài gần ba km, là hang khô lớn nhất của hệ thống hang động Tú Làn. Hang được phát hiện lần đầu vào năm 1994, thuộc xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng khoảng 70 km về phía Tây.
Hang Tiên dài gần ba km, là hang khô lớn nhất của hệ thống hang động Tú Làn. Hang được phát hiện lần đầu vào năm 1994, thuộc xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng khoảng 70 km về phía Tây.
"Mùa thu suối Yến" của Nguyễn Hữu Thông giành giải Đặc biệt hạng mục Ảnh bìa. Tác giả chụp ảnh hồi tháng 9/2019 khi đi chơi chùa Hương cùng bạn bè. Suối Yến nằm trong khu di tích danh thắng Hương Sơn (chùa Hương), thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Suối dài khoảng 4km, từ bến Đục, du khách lên thuyền theo dòng suối để đến Hương Sơn. Dịp tháng 9 -10, hoa súng nở rộ tạo cảnh sắc đẹp mắt.
Nguyễn Hữu Thông là hội viên Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Anh từng đoạt giải Đặc biệt cuộc thi ảnh Smithsonmian 2017, Huy chương bạc giải Ảnh nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam 2019.
"Mùa thu suối Yến" của Nguyễn Hữu Thông giành giải Đặc biệt hạng mục Ảnh bìa. Tác giả chụp ảnh hồi tháng 9/2019 khi đi chơi chùa Hương cùng bạn bè. Suối Yến nằm trong khu di tích danh thắng Hương Sơn (chùa Hương), thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Suối dài khoảng 4km, từ bến Đục, du khách lên thuyền theo dòng suối để đến Hương Sơn. Dịp tháng 9 -10, hoa súng nở rộ tạo cảnh sắc đẹp mắt.
Nguyễn Hữu Thông là hội viên Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Anh từng đoạt giải Đặc biệt cuộc thi ảnh Smithsonmian 2017, Huy chương bạc giải Ảnh nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam 2019.
Giải nhất hạng mục Ảnh bìa được trao cho "Người giữ hồn Việt" của nhiếp ảnh gia tự do Lê Việt Khánh. Tác phẩm ghi lại hình ảnh nghệ nhân Bùi Quý Phong (64 tuổi) làm, bán mặt nạ trên đường Bạch Đằng ở Hội An (Quảng Nam). Ông mong muốn lưu giữ, quảng bá giá trị văn hóa dân gian của người Việt.
Ngoài giải đặc biệt và giải nhất, ban tổ chức còn trao năm giải đồng hạng Top 5 cho hai hạng mục Ảnh bộ và Ảnh bìa, giải đồng hạng Top 2 cho hạng mục Ảnh đơn.
Giải nhất hạng mục Ảnh bìa được trao cho "Người giữ hồn Việt" của nhiếp ảnh gia tự do Lê Việt Khánh. Tác phẩm ghi lại hình ảnh nghệ nhân Bùi Quý Phong (64 tuổi) làm, bán mặt nạ trên đường Bạch Đằng ở Hội An (Quảng Nam). Ông mong muốn lưu giữ, quảng bá giá trị văn hóa dân gian của người Việt.
Ngoài giải đặc biệt và giải nhất, ban tổ chức còn trao năm giải đồng hạng Top 5 cho hai hạng mục Ảnh bộ và Ảnh bìa, giải đồng hạng Top 2 cho hạng mục Ảnh đơn.
Tác phẩm "Nghệ nhân vẽ tranh thờ người Dao" của Nguyễn Hữu Thông đoạt giải đồng hạng hạng mục Ảnh bộ, mô tả hoạt động vẽ tranh thờ của ông Đặng Phụ Quyên ở Bảo Lạc, Cao Bằng. Tranh được sử dụng trong các hoạt động tâm linh của người Dao, trong đó có lễ cấp sắc (buổi lễ quan trọng trong cuộc đời của người đàn ông Dao). Hiện ở vùng Đông Bắc, chỉ có ông Đặng Phụ Quyên và một người khác biết vẽ tranh thờ.
Tác phẩm "Nghệ nhân vẽ tranh thờ người Dao" của Nguyễn Hữu Thông đoạt giải đồng hạng hạng mục Ảnh bộ, mô tả hoạt động vẽ tranh thờ của ông Đặng Phụ Quyên ở Bảo Lạc, Cao Bằng. Tranh được sử dụng trong các hoạt động tâm linh của người Dao, trong đó có lễ cấp sắc (buổi lễ quan trọng trong cuộc đời của người đàn ông Dao). Hiện ở vùng Đông Bắc, chỉ có ông Đặng Phụ Quyên và một người khác biết vẽ tranh thờ.
"Mẫu Sơn huyền ảo trong băng giá" của Nguyễn Xuân Chính đoạt giải đồng hạng ở hạng mục Ảnh bộ. Không phải năm nào trên đỉnh Mẫu Sơn cũng có băng giá và tuyết rơi nên dịp này nhiều du khách tới đây tham quan, trải nghiệm. Mẫu Sơn cao hơn 1.200 m so với mực nước biển, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km và cách Hà Nội khoảng 180 km.
"Mẫu Sơn huyền ảo trong băng giá" của Nguyễn Xuân Chính đoạt giải đồng hạng ở hạng mục Ảnh bộ. Không phải năm nào trên đỉnh Mẫu Sơn cũng có băng giá và tuyết rơi nên dịp này nhiều du khách tới đây tham quan, trải nghiệm. Mẫu Sơn cao hơn 1.200 m so với mực nước biển, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km và cách Hà Nội khoảng 180 km.
Tác phẩm "Độc đáo trang phục của người Hà Nhì Hoa" do Nguyễn Xuân Chính thực hiện đoạt giải đồng hạng. Trang phục của nữ giới Hà Nhì Hoa có hai tông màu chủ đạo: đen và đỏ, gồm áo ngắn, áo dài, quần, mũ, vòng hạt cườm... Áo trước ngắn, cong cong hình đuôi tôm có gắn năm - sáu đồng bạc, mỗi khi chuyển động, chúng va vào nhau kêu leng keng. Chiếc mũ có lớp lót bằng thổ cẩm, bên ngoài trang trí những chùm len màu sắc.
Tác phẩm "Độc đáo trang phục của người Hà Nhì Hoa" do Nguyễn Xuân Chính thực hiện đoạt giải đồng hạng. Trang phục của nữ giới Hà Nhì Hoa có hai tông màu chủ đạo: đen và đỏ, gồm áo ngắn, áo dài, quần, mũ, vòng hạt cườm... Áo trước ngắn, cong cong hình đuôi tôm có gắn năm - sáu đồng bạc, mỗi khi chuyển động, chúng va vào nhau kêu leng keng. Chiếc mũ có lớp lót bằng thổ cẩm, bên ngoài trang trí những chùm len màu sắc.
"Khám phá đáy biển và cổng tò vò cổ đại Lý Sơn" của Nguyễn Ngọc Thiện giành giải đồng hạng. Bộ ảnh được tác giả thực hiện trong chuyến lặn biển khám phá cảnh quan và địa chất núi lửa tại vùng biển Lý Sơn, Quảng Ngãi hồi tháng 6. Vòm đá cổ đại ở độ sâu 13 - 17 m dưới đáy biển Lý Sơn, được hình thành trong quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm.
"Khám phá đáy biển và cổng tò vò cổ đại Lý Sơn" của Nguyễn Ngọc Thiện giành giải đồng hạng. Bộ ảnh được tác giả thực hiện trong chuyến lặn biển khám phá cảnh quan và địa chất núi lửa tại vùng biển Lý Sơn, Quảng Ngãi hồi tháng 6. Vòm đá cổ đại ở độ sâu 13 - 17 m dưới đáy biển Lý Sơn, được hình thành trong quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng triệu năm.
Hiểu Nhân