Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70 km và Hội An 40 km. Đây là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa thời xưa.
Theo nghi lễ truyền thống, mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70 km và Hội An 40 km. Đây là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa thời xưa.
Theo nghi lễ truyền thống, mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ.
Khu vực này được phát hiện vào năm 1885 bởi một toán lính Pháp. Mười năm sau (1895), nhà khảo cổ Camille Paris đã tới đây phát quang và tìm hiểu lần đầu tiên. Từ đó đến năm 1904, rất nhiều nhà nghiên cứu và khảo cổ khác cũng tới để vén bức màn bí mật ở đây như Louis Finot, Henri Permentier...
Khu vực này được phát hiện vào năm 1885 bởi một toán lính Pháp. Mười năm sau (1895), nhà khảo cổ Camille Paris đã tới đây phát quang và tìm hiểu lần đầu tiên. Từ đó đến năm 1904, rất nhiều nhà nghiên cứu và khảo cổ khác cũng tới để vén bức màn bí mật ở đây như Louis Finot, Henri Permentier...
Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây gồm 70 công trình đền tháp được chia thành nhiều cụm và xây dựng theo cùng một nguyên tắc.
Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây gồm 70 công trình đền tháp được chia thành nhiều cụm và xây dựng theo cùng một nguyên tắc.
Kết cấu mỗi cụm gồm đền thờ chính, bao quanh là những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Trong đó đền chính tượng trưng cho núi Meru, trung tâm của vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva.
Tháp cổng nằm phía trước đền chính, có hai cửa thông nhau ở hướng đông và tây. Mandapa là ngôi nhà dài tiếp theo tháp cổng, dùng làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật. Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp có một hoặc hai phòng. Cửa ra vào ở hướng bắc, dùng làm nơi cất giữ các đồ tế lễ. Đền phụ thờ các vị thần trông coi hướng trời.
Kết cấu mỗi cụm gồm đền thờ chính, bao quanh là những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Trong đó đền chính tượng trưng cho núi Meru, trung tâm của vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva.
Tháp cổng nằm phía trước đền chính, có hai cửa thông nhau ở hướng đông và tây. Mandapa là ngôi nhà dài tiếp theo tháp cổng, dùng làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật. Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp có một hoặc hai phòng. Cửa ra vào ở hướng bắc, dùng làm nơi cất giữ các đồ tế lễ. Đền phụ thờ các vị thần trông coi hướng trời.
Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại bao gồm: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, Po Nagar và phong cách Bình Định.
Các họa tiết thường gặp là hoa lá, động vật như voi hoặc sư tử, hình tượng Kala - Makara (một biểu tượng của người Chăm Pa), hoạt cảnh vũ nữ Apsara, nhạc công, chư thiên đứng hộ trì hay thủy quái Makara...
Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại bao gồm: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, Po Nagar và phong cách Bình Định.
Các họa tiết thường gặp là hoa lá, động vật như voi hoặc sư tử, hình tượng Kala - Makara (một biểu tượng của người Chăm Pa), hoạt cảnh vũ nữ Apsara, nhạc công, chư thiên đứng hộ trì hay thủy quái Makara...
Khoảng thời gian từ 1965 đến năm 1972, khu vực Duy Xuyên trở thành một chiến trường. Cùng các xóm làng, thánh địa này hứng chịu những tổn thất nặng nề. Đặc biệt, trận bom năm 1969 đã làm biến dạng hình hài, khiến hầu hết các tòa đền tháp bị sụp đổ hoặc hư hại lớn.
Năm 1980, trong khuôn khổ chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam – Ba Lan, tiểu ban phục hồi di tích Chăm Pa được thành lập do cố kiến trúc sư Kazimiers Kwiatkowske phụ trách. Khi ấy, di tích này được dọn dẹp, gia cố và khôi phục. Nhờ đó, các khu vực giữ lại được dáng vẻ như ngày hôm nay.
Khoảng thời gian từ 1965 đến năm 1972, khu vực Duy Xuyên trở thành một chiến trường. Cùng các xóm làng, thánh địa này hứng chịu những tổn thất nặng nề. Đặc biệt, trận bom năm 1969 đã làm biến dạng hình hài, khiến hầu hết các tòa đền tháp bị sụp đổ hoặc hư hại lớn.
Năm 1980, trong khuôn khổ chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam – Ba Lan, tiểu ban phục hồi di tích Chăm Pa được thành lập do cố kiến trúc sư Kazimiers Kwiatkowske phụ trách. Khi ấy, di tích này được dọn dẹp, gia cố và khôi phục. Nhờ đó, các khu vực giữ lại được dáng vẻ như ngày hôm nay.
Để di tích đứng vững qua thời gian, năm 1995, ban quản lý Di tích Mỹ Sơn được thành lập. Trong năm 1998, 1999, hồ sơ trình UNESCO công nhận nơi đây là di sản thế giới cũng được gửi đi.
Tháng 12/1999, thánh địa này chính thức là Di sản Văn hóa Thế giới với hai tiêu chuẩn: là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm Pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam Á.
Để di tích đứng vững qua thời gian, năm 1995, ban quản lý Di tích Mỹ Sơn được thành lập. Trong năm 1998, 1999, hồ sơ trình UNESCO công nhận nơi đây là di sản thế giới cũng được gửi đi.
Tháng 12/1999, thánh địa này chính thức là Di sản Văn hóa Thế giới với hai tiêu chuẩn: là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hoá Chăm Pa trong lịch sử văn hoá Đông Nam Á.
Để bảo tồn, vành đai cây xanh được thiết lập. Nhờ đó, màu xanh bắt đầu bao phủ xung quanh khu di tích.
Để bảo tồn, vành đai cây xanh được thiết lập. Nhờ đó, màu xanh bắt đầu bao phủ xung quanh khu di tích.
Hiện nay, nơi đây mở cửa tham quan tất cả các ngày trong năm. Giá một vé của khách trong nước là 60.000 đồng và khách quốc tế là 100.000 đồng.
Hiện nay, nơi đây mở cửa tham quan tất cả các ngày trong năm. Giá một vé của khách trong nước là 60.000 đồng và khách quốc tế là 100.000 đồng.
Tuấn Đào