-
Quang cảnh Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Ảnh: AFP
Linh cữu được đưa vào Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Ảnh: Reuters
-
Các em nhỏ mang giỏ hoa đến ban thờ trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Khi Giáo hoàng Francis xuất viện từ Rome trở về Vatican ngày 23/3, ông đã dừng lại tại nhà thờ này và để lại một bó hoa.
Ảnh: Vatican News
Ảnh: Vatican News
-
Linh cữu Giáo hoàng Francis đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả
Linh cữu Giáo hoàng Francis được đưa vào trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, nơi an nghỉ cuối cùng. Lễ an táng sẽ diễn ra riêng tư.
Hàng nghìn người tụ tập bên ngoài địa điểm này. Các nhóm nữ tu trẻ cầm tràng hạt Mân Côi và nhiều nhóm học sinh ở Rome đã xếp hàng trên các con phố gần Vương cung Thánh đường suốt nhiều giờ.
Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả nằm ở một trong những khu vực văn hóa đa dạng nhất của Rome. Những người xếp hàng dọc các con phố đến từ khắp nơi trên thế giới, một số người cầm cờ của đất nước họ.
Linh cữu Giáo hoàng Francis được đưa vào trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Ảnh: Reuters
Vatican hôm 24/4 đăng ảnh ngôi mộ làm bằng đá cẩm thạch, thiết kế đơn giản, nằm trong một hốc nhỏ tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Bia mộ chỉ khắc dòng chữ "Franciscus", tông hiệu của Giáo hoàng Francis theo tiếng Latin, như di nguyện của ông.
Theo Vatican, đá cẩm thạch được lấy từ vùng Liguria ở tây bắc Italy, nơi tổ tiên của Giáo hoàng Francis từng sinh sống. Phía trên bia mộ là bản sao của thánh giá mà ông thường đeo khi sinh thời. Ngôi mộ nằm gần ban thờ Thánh Francis trong gian giữa của Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.
Thiết kế ngôi mộ của Giáo hoàng Francis do Vatican công bố. Ảnh: Vatican News
-
Linh cữu Giáo hoàng qua Đấu trường La Mã
Bộ Nội vụ Italy cho biết họ bố trí một sĩ quan cảnh sát và một binh sĩ trên mỗi 10 m dọc theo cung đường 6 km, cùng 5 trực thăng cảnh sát tuần tra trên trời.
Ảnh: Sky News
Ảnh: Sky News
-
Người dân đứng hai bên đường tiễn đưa Giáo hoàng
Ảnh: Reuters
Ảnh: Sky News
Đám đông tiễn đưa Giáo hoàng Francis trên đường phố ở Rome. Video: Sky News
-
Linh cữu Giáo hoàng Francis rời Vatican đến nơi an táng
Linh cữu Giáo hoàng Francis được đặt trên chiếc Popemobile, bắt đầu hành trình dài khoảng 6 km từ Vatican đến Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả. Đoàn xe đi qua nhiều địa điểm nổi tiếng ở Rome, như Đấu trường La Mã, Quảng trường Venezia.
Nhiều người dân đứng dọc bên đường để tiễn biệt Giáo hoàng Francis.
Xe chở linh cữu Giáo hoàng. Ảnh: Reuters
Các quan chức cho biết đoàn rước di chuyển với tốc độ đi bộ, để hàng nghìn người trên các đường phố của Rome được nhìn linh cữu Giáo hoàng lần cuối.
Lễ an táng không được truyền hình trực tiếp, nhưng một buổi cầu nguyện sẽ được tổ chức bên ngoài Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả.
Theo Vatican, khoảng 40 người đại diện cho các nhóm người thiểu số, nghèo khó và thiệt thòi sẽ đón linh cữu Giáo hoàng Francis tại cửa Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, phản ánh mối quan tâm của Giáo hoàng lúc sinh thời.
Lộ trình linh cữu Giáo hoàng được đưa đến nơi an táng. Đồ họa: CNN
-
Lễ tang kết thúc
Linh cữu Giáo hoàng Francis được rước trở lại Vương cung Thánh đường Thánh Peter. Đám đông, phần lớn im lặng trong suốt tang lễ kéo dài 2 giờ 10 phút, đồng loạt vỗ tay. Các Hồng y cũng theo trở lại Vương cung Thánh đường. Tiếng chuông ngân vang khi linh cữu tiến đến bệ thờ chính của Vương cung Thánh đường.
Linh cữu Giáo hoàng sau đó được đưa lên xe, di chuyển tới Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Rome để an táng.
Nhóm khiêng quan tài di chuyển linh cữu Giáo hoàng. Ảnh: AFP
-
Vatican cập nhật thông tin cho biết 250.000 người dự tang lễ Giáo hoàng Francis.
Quang cảnh Quảng trường Thánh Peter trong tang lễ Giáo hoàng Francis. Ảnh: AP
-
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re thực hiện nghi thức ban phước với linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: AP
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re (trái) làm lễ cạnh linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: AFP
-
Hồng y Re đọc lời ca ngợi và từ biệt
"Chúng ta hãy phó thác linh hồn Giáo hoàng Francis, lãnh đạo Giáo hội Công giáo và cũng là người đã củng cố đức tin của anh chị em đạo hữu về sự phục sinh, cho lòng thương xót của Chúa", Hồng Y Re nói bằng tiếng Latin.
Sau đó, các Hồng y cầu khẩn tên của hàng chục vị thánh Công giáo, mong họ cầu nguyện cho Giáo Hoàng.