Ozon chống lại tia tử ngoại. Tầng ozon, hoặc lá chắn ozon, là một khu vực trong tầng bình lưu của Trái đất. Tầng ozon hấp thụ từ 97 - 99% ánh sáng cực tím (tia tử ngoại) có bước sóng 200 - 315 nm của Mặt trời chiếu xuống Trái đất. Tia tử ngoại có tác dụng hủy diệt tế bào nên nó ảnh hưởng đến các nhiều loài sinh vật và con người trên Trái đất.
Năm 1976, nghiên cứu khí quyển cho thấy tầng ozon đã bị các hóa chất được phát hành bởi ngành công nghiệp, chủ yếu là chlorofluorocarbons (CFC), làm cho cạn kiệt. Những lo ngại về việc tăng bức xạ UV do sự suy giảm ozon đe dọa sự sống trên Trái đất, bao gồm ung thư da gia tăng ở người và các vấn đề sinh thái khác, dẫn đến việc cấm các hóa chất, và bằng chứng mới nhất là sự suy giảm ozon đã chậm lại hoặc chấm dứt. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 16/9 là Ngày quốc tế bảo tồn tầng ozon.
Từ quyển (từ trường của Trái đất) chống lại gió mặt trời. Từ trường Trái đất làm lệch hướng và giam giữ các hạt ion phát xạ từ Mặt trời nhờ tính chất của lực từ Lorentz tạo nên vành đai bức xạ Van Allan và gây ra hiện tượng cực quang ở các vùng cực của Trái đất. Sao Hỏa không có từ trường hoàn chỉnh như Trái đất để bảo vệ bầu khí quyển, nên sao Hỏa có bầu khí quyển rất loãng do sự tác động liên tục của gió mặt trời.