Chân dung nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995).
Tranh thuộc triển lãm Bản diện kim cương II của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Ba Tỉnh), được ông giới thiệu dịp kỷ niệm sinh nhật tuổi 80. Sự kiện diễn ra ngày 1-6/10 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, gồm 80 tác phẩm sơn dầu khắc họa chân dung các văn nghệ sĩ, giới trí thức trong nước, thành viên trong gia đình tác giả.
Chân dung nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995).
Tranh thuộc triển lãm Bản diện kim cương II của họa sĩ Đinh Quang Tỉnh (Ba Tỉnh), được ông giới thiệu dịp kỷ niệm sinh nhật tuổi 80. Sự kiện diễn ra ngày 1-6/10 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, gồm 80 tác phẩm sơn dầu khắc họa chân dung các văn nghệ sĩ, giới trí thức trong nước, thành viên trong gia đình tác giả.
Nhà thơ Hoàng Cát (1942-2024) qua góc nhìn của Đinh Quang Tỉnh.
Họa sĩ Đinh Quang Tỉnh từng thành công với thể loại biếm họa song luôn đam mê nghệ thuật vẽ chân dung. Năm 2009, ông tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên có tên Bản diện kim cương bất hoại, trưng bày hơn 70 bức khắc họa diện mạo các văn nghệ sĩ bằng sơn dầu, bút sắt, ký họa.
Nhà thơ Hoàng Cát (1942-2024) qua góc nhìn của Đinh Quang Tỉnh.
Họa sĩ Đinh Quang Tỉnh từng thành công với thể loại biếm họa song luôn đam mê nghệ thuật vẽ chân dung. Năm 2009, ông tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên có tên Bản diện kim cương bất hoại, trưng bày hơn 70 bức khắc họa diện mạo các văn nghệ sĩ bằng sơn dầu, bút sắt, ký họa.
Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998).
Ông Đinh Quang Tỉnh cho biết vẽ chân dung bằng màu dầu cũng như nhà văn viết tiểu thuyết về thân phận con người. ''Qua sắc màu, họa sĩ có thể miêu tả trạng thái nhân vật, trực tiếp hoặc ẩn dụ, bay bổng phóng khoáng hay trầm lắng suy tư, thậm chí có thể vẽ từ trong khóe mắt đến sâu thẳm tâm hồn nhân vật mình yêu thích'', ông nói.
Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998).
Ông Đinh Quang Tỉnh cho biết vẽ chân dung bằng màu dầu cũng như nhà văn viết tiểu thuyết về thân phận con người. ''Qua sắc màu, họa sĩ có thể miêu tả trạng thái nhân vật, trực tiếp hoặc ẩn dụ, bay bổng phóng khoáng hay trầm lắng suy tư, thậm chí có thể vẽ từ trong khóe mắt đến sâu thẳm tâm hồn nhân vật mình yêu thích'', ông nói.
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922-1991).
Để tái hiện nhân vật một cách chân thực, họa sĩ nghiên cứu và quan sát kỹ đối tượng, đặc tả diện mạo, biểu cảm và thần sắc của họ. Ông còn lựa chọn trang phục, phụ kiện cùng màu nền phù hợp để bức tranh đạt độ hoàn chỉnh.
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922-1991).
Để tái hiện nhân vật một cách chân thực, họa sĩ nghiên cứu và quan sát kỹ đối tượng, đặc tả diện mạo, biểu cảm và thần sắc của họ. Ông còn lựa chọn trang phục, phụ kiện cùng màu nền phù hợp để bức tranh đạt độ hoàn chỉnh.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương (1944-2020).
Sinh thời, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng nhận xét về tranh chân dung của Đinh Quang Tỉnh: "Người trong tranh là thật, còn người mẫu trở thành giả''.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương (1944-2020).
Sinh thời, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo từng nhận xét về tranh chân dung của Đinh Quang Tỉnh: "Người trong tranh là thật, còn người mẫu trở thành giả''.
Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long.
Với mong muốn giới thiệu đến đông đảo văn nghệ sĩ, bạn bè trong nước và quốc tế, họa sĩ Đinh Quang Tỉnh phối hợp đội ngũ kỹ thuật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tạo không gian triển lãm trên nền tảng số, song song trưng bày trực tiếp.
Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long.
Với mong muốn giới thiệu đến đông đảo văn nghệ sĩ, bạn bè trong nước và quốc tế, họa sĩ Đinh Quang Tỉnh phối hợp đội ngũ kỹ thuật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tạo không gian triển lãm trên nền tảng số, song song trưng bày trực tiếp.
Chân dung tự họa.
Ông Đinh Quang Tỉnh sinh tại xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là tên tuổi có tiếng trong làng tranh biếm họa. Tuy nhiên, công chúng biết đến họa sĩ nhiều hơn với thể loại chân dung. Đến nay, ông đã thực hiện hơn 200 bức, đa phần mô tả văn nghệ sĩ, trí thức Việt, hầu hết là chất liệu sơn dầu.
Chân dung tự họa.
Ông Đinh Quang Tỉnh sinh tại xã Xuân Thành, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, là tên tuổi có tiếng trong làng tranh biếm họa. Tuy nhiên, công chúng biết đến họa sĩ nhiều hơn với thể loại chân dung. Đến nay, ông đã thực hiện hơn 200 bức, đa phần mô tả văn nghệ sĩ, trí thức Việt, hầu hết là chất liệu sơn dầu.
Phương Linh
Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam