"Miền đất hứa" của hàng giả
Theo báo cáo từ công ty phân tích Ghost Data (Mỹ), Instagram là điểm "nóng" trong việc mua bán các sản phẩm thời trang giả, nhái. Người tiêu dùng có thể tìm thấy vô số tài khoản bán túi Chanel, giày Gucci cho đến những bộ đồ Adidas giống hệt hàng chính hãng.

Hàng giả được bán tràn lan trên "ngôi nhà mới" Instagram. Ảnh: Fashion Magazine.
Theo số liệu tháng 4/2019, gần 20% bài đăng về sản phẩm thời trang trên Instagram là hàng giả. Nghiên cứu của Ghost Data chỉ ra có đến hơn 50.000 tài khoản quảng cáo và bán hàng nhái, tăng 171% so với năm 2016, với khoảng 20.000 tài khoản.
Những tài khoản này hoạt động rất năng suất, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm xa xỉ. Hơn 65 triệu bài đăng và trung bình khoảng 1,6 triệu bài viết mới trên Instagram mỗi tháng.

Một tài khoản bán hàng giả trên Instagram. Ảnh: Ghost Data.
Ngành công nghiệp hàng giả kiếm được 1,2 nghìn tỷ USD mỗi năm. Thị trường trực tuyến này phát triển nhanh, thậm chí thu hút sự chú ý của chính quyền tổng thống Trump. Gần đây, chính phủ Mỹ giao nhiệm vụ cho các phòng ban của Bộ An ninh và Thương mại Nội địa nhằm phác thảo kế hoạch chống bán hàng giả trực tuyến trong vài tháng tới.
Theo báo cáo Hàng Giả Toàn Cầu, năm 2018, các hãng xa xỉ mất khoảng 30,3 tỷ USD (hơn 70.000 tỷ đồng) doanh số vì các trang bán hàng giả trực tuyến. Louis Vuitton, Chanel, Gucci, Nike, Fendi và Balenciaga... là những thương hiệu bị nhái nhiều nhất. Bán hàng giả không chỉ tổn hại uy tín và lợi nhuận của họ, mà còn liên quan đến việc tài trợ cho các hoạt động khủng bố và tội phạm khác.

Dior, Nike, Adidas... là những thương hiệu bị làm giả nhiều nhất. Ảnh: Engadget.
Dựa vào số liệu của Ghost Data, nhiều người cho rằng Instagram vô tình đưa nền kinh tế ngầm một thời tiến đến dòng kinh tế chính. Hàng chục nghìn doanh nghiệp bán hàng giả có thể thiết lập cửa hàng trên Instagram và liên tục bán trực tuyến cho người đang "thèm khát" sản phẩm xa xỉ nhưng không muốn chi quá nhiều tiền.
Chức năng "Story" tiếp tay cho hàng nhái
Các nền tảng truyền thông xã hội (như Instagram) vô tình làm bùng nổ hàng giả. Người bán có thể tận dụng các thuật toán bằng hashtag tên thương hiệu xa xỉ và người mua dễ dàng tìm được nơi bán hàng giả thông qua hashtag đó. Lý do chúng có mặt trong một nguồn dữ liệu từ các cửa hàng nhỏ và đại lý độc lập.
Trong đó, tính năng "Câu chuyện" (Story) của Instagram là cách để công nghiệp hàng giả trực tuyến phát triển. Người bán hàng nhái thường xuyên đăng lên "Story" vì nội dung sẽ biến mất trong 24 giờ. Các nhà phân tích từ Ghost Data có thể xác định tài khoản cụ thể trở nên phổ biến nhờ tính năng này, trong đó có tài khoản đăng video trực tiếp từ một nhà máy sản xuất giày thể thao Adidas Yeezy giả ở Trung Quốc.
Trong email gửi Vox, phát ngôn viên của Instagram bày tỏ việc bán hàng giả là bất hợp pháp và họ đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan hàng pháp truy tìm kẻ vi phạm chính sách và xóa khỏi nền tảng.

Người mua sắm đang thèm khát các sản phẩm xa xỉ nhưng không muốn chi quá nhiều tiền. Ảnh: Theluxurycloset.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều người đang định hướng mua sắm theo các phong cách người nổi tiếng và xây dựng sự nghiệp trên nền tảng Instagram. Do đó, việc chống lại ngành công nghiệp bất hợp pháp tinh vi và rộng lớn như hàng giả cần phải cứng rắn hơn, ngoài việc tạo ra một hoặc hai thuật toán. Hiện Instagram vẫn là nền tảng thuận lợi cho việc mua bán hàng nhái cho đến khi họ thực sự mạnh tay với vấn nạn này.
Vân Bùi (Theo Vox)
Joolux là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu.
Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp. |