Thứ tư, 24/4/2024
Thứ hai, 8/8/2016, 11:53 (GMT+7)

Vận động viên nhí Trung Quốc khổ luyện vươn tới Olympic

Ngoài khả năng thiên phú, các vận động viên nhí cần trải qua thời gian dài khổ luyện mới mong lọt vào đội tuyển quốc gia thi đấu Olympic.

Theo Sina, đạt huy chương vàng Thế vận hội thể thao thế giới (Olympic) là ước mong của tất cả vận động viên trên thế giới. Tại Trung Quốc, đất nước luôn có thành tích cao trong bảng xếp hạng Olympic, vận động viên được đào tạo từ khi mới 5-6 tuổi, và phải trải qua nhiều năm khổ luyện mới có cơ hội được tham dự đội tuyển quốc gia thi đấu Olympic.

Trong ảnh, một huấn luyện viên trung tâm thể dục thể thao Bắc Kinh đang ép dẻo cho một vận động viên nhí. 

Giờ ép cơ tại trường thể thao Thập Sát Hải, Bắc Kinh. 

Độ tuổi bắt đầu tham gia huấn luyện của vận động viên nhí thường từ 6 tuổi. Độ tuổi thi đấu lý tưởng là từ 17 đến 18.

Một bé trai luyện đẩy tạ trong Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao Hạ Môn, thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến.

Trong quá trình khổ luyện, nhiều em bị chấn thương, thậm chí phải từ bỏ giấc mộng tham dự Olympic. 

Các cầu thủ tương lai ở trường bóng đá Phúc Lực Thiết Nhĩ Tây, thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông. 

Học viên trung tâm huấn luyện thể dục thể thao Bạc Châu thuộc thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy.

Đội thể thao nhí trường huấn luyện thành phố Phụ Dương, tình An Huy.

Từ khi thành lập năm 1992 đến nay, đội của trường có hàng chục em lọt vào đội tuyển cấp tỉnh và của quốc gia. Vận động viên Đặng Lâm Lâm, quán quân hai kỳ Olympic môn cầu thăng bằng nữ năm 2008 và 2012, cũng được đào tạo tại đây từ năm 6 tuổi.

Học viên nhí đang luyện bóng bàn tại trường thể thao Thập Sát Hải, Bắc Kinh.

Sân huấn luyện trường thể thao quận Từ Hối, Thượng Hải. Một học viên môn thể dục dụng cụ đang tập với vòng treo, phía sau là khẩu hiệu "tuổi nhỏ lập chí lớn". 

Đôi bàn tay quấn băng vải của một học viên môn thể dục dụng cụ. 

Một bé gái đang luyện đi trên cầu thăng bằng. Những vận động viên nhí này được rèn luyện ý chí kiên cường và tinh thần vượt khó. 

Học viên trượt băng tốc độ vừa kết thúc kỳ huấn luyện trên băng để chuyển sang huấn luyện trên đất. 

Trồng cây chuối được xem là động tác hiệu quả nhất để rèn luyện ý chí. 

Hải Yến (Ảnh: Sina)