Trong bối cảnh Covid-19, nhu cầu sử dụng thuốc rất lớn. Bên cạnh vai trò của bác sĩ, dược sĩ cũng góp phần giúp giảm tải gánh nặng cho hệ thống y tế, chung tay chặn đứng Covid-19.
Tư vấn, hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà
Theo báo cáo tại Mỹ về vai trò của dược sĩ trong dịch Covid-19 đăng trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI) năm 2020, cho thấy, dược sĩ là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19. Đội ngũ dược sĩ đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau như kết nối trực tiếp với cộng đồng, tiếp tục chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, làm việc tại nhà thuốc bệnh viện và cung cấp dịch vụ chăm sóc dược phẩm cho bệnh nhân Covid-19.
Tại Việt Nam, trong thời điểm nhiều người mắc và nghi mắc Covid-19 phải cách ly, theo dõi điều trị tại nhà thì việc tư vấn, hỗ trợ người bệnh là giải pháp giảm tải cho hệ thống y tế. Hàng trăm nghìn dược sĩ hỗ trợ bác sĩ, tiếp cận gần hơn đến người dân để tư vấn cách sử dụng thuốc khi cần.
Dược sĩ phụ trách chuyên môn và nhân viên nhà thuốc góp phần tăng cường nguồn nhân lực hỗ trợ ngành y tế, góp sức đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân. Đối với các trường hợp không có điều kiện tự mua thuốc điều trị, tổ tư vấn phối hợp với cơ sở y tế hỗ trợ túi thuốc điều trị Covid-19 và các loại thuốc điều trị khác đến tận nhà cho người bệnh.
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc khi mua tại nhà thuốc
Theo Cục quản lý Dược (Bộ Y tế), hiện có hơn 61.000 cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc, quầy thuốc và tủ thuốc). Với độ phủ đến nhiều khu vực dân cư, dược sĩ làm việc tại nhà thuốc còn trở thành đội ngũ y tế cộng đồng dễ tiếp cận với người dân. Khi cao điểm Covid-19, nhiều dược sĩ ở nước ta làm việc liên tục, tăng ca để bán thuốc, tư vấn cách sử dụng an toàn cho người dùng, kết nối giữa bệnh nhân và bác sĩ.
Dược sĩ Tân Thành (35 tuổi, Hà Nội) - chủ nhà thuốc trên đường Giảng Võ chia sẻ, lúc cao điểm dịch Covid-19, lượng khách tăng đột biến, mỗi ngày anh phải làm việc 15 tiếng không nghỉ trưa. Nếu trước đây, mỗi ngày anh tư vấn 150 toa thì nay tăng lên 300 toa. Đa số khách mua dự trữ thuốc không kê toa phòng hờ (hạ sốt, ho, sổ mũi...), thuốc chữa bệnh mạn tính theo toa (tiểu đường, huyết áp...) và sản phẩm phòng dịch (khẩu trang, vitamin, kit-test nhanh...).
Mặc dù, các loại thuốc đều có tờ hướng dẫn sử dụng, song dược sĩ Thành cho biết, anh thường cẩn thận nhắc liều sử dụng, viết giấy nhớ dán lên vỏ thuốc để chắc chắn người mua không uống quá liều, nhất là thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol 650 dùng sau khi tiêm vaccine hoặc đau sốt do bệnh giao mùa. Bởi đây là một trong những dược phẩm được mua nhiều nhất thời gian qua.
Cũng giống như anh Thành, dược sĩ Huỳnh Anh Tuấn (30 tuổi, TP HCM) - nhà thuốc Đức Tuấn trên đường Phạm Văn Hai làm việc gấp 3 lần ngày thường để bán thuốc theo đơn, kịp thời tư vấn cách sử dụng cho người bệnh.
"Dịch bệnh căng thẳng, tôi phải xử lý nhiều đơn thuốc, đối mặt với trạng thái lo âu thúc giục của người mua. Gác lại áp lực riêng của bản thân, tôi góp phần giải tỏa căng thẳng cho những người khác", anh Tuấn nói.
Dược sĩ Tuấn cũng cho biết tư vấn từ xa hàng trăm đơn thuốc cho các F0 trong 5 tháng qua, giúp họ hiểu rõ về phác đồ điều trị bệnh mà bác sĩ đưa ra, tránh cảm giác hoang mang khi tự điều trị Covid-19 ở nhà. Có nhiều F0 cao tuổi không biết khi nào cần dùng thuốc hạ sốt, sau bao lâu uống lại một lần. Anh Tuấn luôn dặn dò chỉ dùng thuốc khi sốt trên 38,5 độ C hoặc đau mỏi nhiều, tối đa ngày 4 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 4-6h, không uống quá 3 ngày liên tục.
Theo anh Tuấn, thuốc chứa thành phần paracetamol cần dùng với liều phù hợp cân nặng (10-15 mg/kg/lần). Người lớn nên dùng liều 650 mg paracetamol, tránh lạm dụng liều cao 1.000 mg. Paracetamol cũng là thành phần hạ sốt được bác sĩ kê trong "túi thuốc F0" cho bệnh nhân. Đơn thường không ghi rõ tên thuốc, chỉ ghi thành phần để người bệnh dễ tìm mua gần nhà.
Nhận đơn, anh Tuấn sẽ tư vấn các loại thuốc chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, giá thành phù hợp. Tương tự với các thuốc ho, vitamin tăng sức đề kháng..., dược sĩ cũng gợi ý các sản phẩm chất lượng phù hợp với ngân sách của người bệnh.
Thời điểm Sài Gòn có vài nghìn ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, dược sĩ Tuấn còn nhận điện thoại, gọi video, nhắn tin... để trấn an họ bình tĩnh, tư vấn cách sử dụng thuốc, ăn uống và chăm sóc phục hồi trong phạm vi hiểu biết của mình.
Chẳng hạn, kháng sinh nào phải uống trước ăn, thuốc nào nên uống sau ăn, kiêng gì trong thời gian này. Ngay cả cách súc họng hay rửa mũi, anh cũng hướng dẫn cặn kẽ để làm giảm mật độ virus. Nếu bệnh nhân cần dược phẩm, dược sĩ còn thuê người gửi những túi thuốc kịp thời đến tận nhà.
Dược sĩ Thanh, Tuấn chỉ là hai trong rất nhiều dược sĩ trên cả nước cùng chung tay chặn đứng Covid-19, giúp nhiều người kiểm soát được bệnh nền lẫn vượt qua Covid-19.
Ngọc An
Hapacol 650 sản xuất theo chất lượng Nhật Bản phù hợp với người Việt Nam, giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, đau nửa đầu. Thuốc còn giảm đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng; hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Giấy phép quảng cáo Hapacol 650 số 24e/2021/XNQC/QLD do Cục quản lý dược - Bộ Y tế cấp ngày 14/6/2021. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Cần Thơ
Hotline: 0292.3891433. Website: https://hapacol.vn.