Theo BS.CKII. Vũ Đình Kha - Trưởng Khoa Ngoại niệu, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, tán sỏi ngoài cơ thể được chỉ định cho những trường hợp sỏi thận bé hơn 2cm, sỏi niệu quản một phần ba trên sát bể thận, sỏi kích thước lớn nhằm thay thế cho phương pháp mổ hở truyền thống. Phương pháp này giúp bảo tồn tối đa chức năng thận, tiết kiệm chi phí.
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đang sử dụng máy tán sỏi thế hệ mới Dornier Delta II, sử dụng nguồn cung cấp điện từ trường tạo năng lượng giúp tán sỏi hiệu quả. Hệ thống còn được trang bị điều khiển bằng máy tính với màn hình kỹ thuật số, định vị sỏi bằng X - quang hoặc siêu âm xác định chính xác tuyệt đối vị trí sỏi. Với chức năng của máy tán sỏi thế hệ mới này, màn hình kỹ thuật số sẽ lưu lại các hình ảnh cho phép bác sĩ biết được tiến trình và kết quả tán sỏi.
Cũng theo bác sĩ Kha, quy trình tán sỏi tại bệnh viện được xây dựng và vận hành nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, bao gồm các bước dưới đây.
Khám chuyên khoa: người bệnh được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu. Qua các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ sẽ nắm bắt được dấu hiệu, triệu chứng của người bệnh và có các chỉ định phù hợp.
Siêu âm bụng tổng quát: giúp xác định chính xác vị trí và kích thước của viên sỏi. Trường hợp người bệnh đáp ứng các yêu cầu của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho người bệnh.
Thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu: để chuẩn bị cho quá trình tán sỏi, người bệnh được thực hiện các chỉ định bao gồm điện tâm đồ, X- quang phổi, xét nghiệm máu (chức năng gan, thận, đông máu, công thức máu...), X- quang hệ niệu KUB (90% sỏi cản quang thấy được trên phim), chụp CT scan hệ niệu.
Khi Thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể, người bệnh được tiền mê nhẹ, nằm trên bàn tán sỏi với tư thế thoái mái. Phần hông lưng bên thận có sỏi áp vào bầu nước để dẫn truyền sóng tới sỏi tạo năng lượng làm vỡ sỏi. Sau khi tán xong, các mảnh sỏi vụn sẽ theo nước tiểu ra ngoài. Quá trình tán sỏi mất khoảng từ 30 - 45 phút. Sau khi tán, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, có thể tự ngồi dậy, nghe bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống, tập luyện.

Người bệnh thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Ảnh: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh cần siêu âm hệ niệu, xét nghiệm công thức máu, X- quang hệ niệu KUB để đánh giá tình trạng sỏi sau khi tán và được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh tại nhà, phòng ngừa bệnh tái phát.
Tán sỏi ngoài cơ thể là một trong những phương pháp điều trị sỏi tiết niệu tiên tiến nhất hiện nay. Kỹ thuật này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của bác sĩ, hệ thống trang thiết bị hiện đại và thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín.
Sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và niệu đạo) là bệnh lý phổ biến, chiếm gần 2/3 tổng số các bệnh lý về tiết niệu. Bệnh dễ tái phát, gây nhiều biến chứng như thận ứ nước, nhiễm trùng, ứ mủ, suy thận, thậm chí có thể tử vong. Theo thống kê, tỉ lệ mắc sỏi tiết niệu ở Việt Nam từ 2-12%, trong đó sỏi thận chiếm tới 40%. Với số liệu này, Việt Nam được xem là nước có tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận cao nhất thế giới
Khi mắc phải sỏi tiết niệu, người bệnh sẽ đau đớn và gặp phải những bất tiện trong cuộc sống. Ngoài thận, bất cứ cơ quan nào của hệ tiết niệu (niệu quản, bàng quang, niệu đạo) cũng có thể mắc sỏi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Yên Chi
Hoàn Mỹ Sài Gòn là đơn vị y tế với hơn 25 năm xây dựng và phát triển, là thành viên thứ 27 Trạm cấp cứu vệ tinh 115. Bảy năm liên tục dẫn đầu khối Tư Nhân trong các kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 Tiêu Chí của Bộ Y Tế (2015,2016, 2017, 2018, 2019, 2021, 2022)
Liên hệ tư vấn: 028 3990 2468
Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
60-60A Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, TP HCM