Ảnh: Al.godsdirectcontact.org. |
Sữa đậu nành được chế biến từ đậu tương, có chứa protein thực vật tốt nhất trong các loại protein. Sữa đậu nành còn chứa nhiều chất như K, S, vitamin B và vitamin E, các acid béo.
Uống sữa đậu nành thường xuyên có tác dụng giảm cholestrole, phòng chống xơ cứng động mạch, giảm bệnh dị ứng, ung thư dạ dày... Tuy nhiên, nếu uống sữa đậu nành không khoa học thì sẽ biến lợi thành hại. Sau đây là một số lưu ý khi uống sữa đậu nành:
Không uống khi chưa đun sôi
Sữa đậu nành chưa sôi, chín có chứa chất có hại saponin và chất dung môi protein chống dịch tụy. Nếu chúng ta uống vào sẽ gây ra trúng độc, triệu chứng biểu hiện là buồn nôn, đi ngoài, tứ chi đau mỏi...
Vì vậy, khi hâm nóng sữa, nhiệt độ phải trên 90 độ C và đồng thời mở vung cho khí độc bay ra, như thế mới có thể làm cho các chất có hại như saponin biến chất và bị phá vỡ, khi uống sẽ không bị trúng độc.
Không uống cùng trứng gà
Sữa đậu nành pha với trứng gà mặc dù không sản sinh ra chất độc mới nhưng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Lý do là chất protein có tính kết dính trong trứng gà có thể kết hợp với chất xúc tác protein tuyến tụy, từ đó gây ra những chất kết tủa, không có lợi cho tiêu hoá.
Không pha đường đỏ
Đường đỏ có tính axit, chứa chất creatine có thể kết hợp với protein trong sữa, đồng thời cũng gây ra chất kết tủa biến chất, không những làm cho đậu nành mất đi hương vị vốn có mà còn giảm thấp giá trị dinh dưỡng và gây rối loạn tiêu hoá.
Không giữ trong bình ấm
Có nhiều người cho sữa đậu nành đã đun sôi vào bình giữ ấm, khi nào muốn uống thì rót ra. Nhưng chất saponin trong sữa đậu nành có thể làm cho chất cặn trong bình rơi ra, những chất đó sẽ hoà vào trong sữa đậu nành. Điều này khiến bạn uống sữa đậu nành đồng thời cũng uống luôn cả chất cặn độc.
Ngoài ra, sữa đậu nành để trong bình giữ nóng một thời gian dài sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, khoảng mấy tiếng sau sữa đậu nành sẽ biến chất. Nếu uống sữa đậu nành bị biến chất, bạn sẽ dễ bị đau bụng, đi ngoài, tiêu hoá không tốt.
(Theo VTC)