Sáng 26/9 sau cuộc nhậu, ông mất ý thức, gọi không trả lời, liệt cứng tứ chi, tăng tiết đờm dãi, được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu. Bác sĩ ghi nhận tình trạng bệnh nhân rất nặng nề, liệt mắt, ho khạc kém, bí tiểu, nhãn cầu rung giật liên tục... Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não, xét nghiệm máu cơ bản, chọc dịch não tủy, chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh não Wernicke do rượu.
Hiện, bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh nhân vẫn còn nặng nề.
Hội chứng Wernicke là một dạng tổn thương não liên quan đến rượu, xảy ra ở những người thiếu thiamine (vitamin B1). Người lạm dụng rượu khiến cơ thể khó hấp thụ thiamine, dẫn đến rối loạn ăn uống nghiêm trọng. Hội chứng này gây suy dinh dưỡng, sụt cân, khó cử động mắt hoặc chuyển động mắt lạ, nặng hơn là co giật, ảo giác. Như bệnh nhân trên, mỗi ngày uống khoảng nửa lít rượu, trong 10 năm qua. Do tổn thương não nên khi uống rượu người này dễ mệt, lơ mơ, xuất hiện ảo giác... được cho là "nhanh say" hơn bình thường.
Rượu trực tiếp gây hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và gần 200 bệnh khác, đứng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các bác sĩ khuyến cáo không lạm dụng rượu, bia để giảm nguy cơ bệnh gan và rất nhiều bệnh nguy hiểm khác như xuất huyết não. Nên thận trọng khi dùng rượu bia, chất kích thích trong thời tiết lạnh, nhất là người có bệnh lý liên quan đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì...
Minh An