Theo thống kê của EF công bố cuối năm 2020, năng lực tiếng Anh của người Việt chỉ đạt mức 473/800 điểm EF EPI và xếp thứ 13 trong 24 quốc gia tại châu Á. Trước thực trạng này, đơn vị không ngừng tìm kiếm các giải pháp khắc phục hạn chế của người Việt.
Sau một thời gian nghiên cứu, đơn vị nhận thấy sự xuất hiện của Covid-19 đã thay đổi định hướng hoạt động của nhiều lĩnh vực. Chuyển đổi số trở thành "chìa khóa" thành công cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là giáo dục. Vì vậy, Bitu kết hợp công nghệ và mô hình kết nối số để vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa tạo nên không gian giúp người Việt giao tiếp bằng tiếng Anh tốt hơn.
Người dùng có thể trò chuyện trực tiếp với đội ngũ moderator (người thảo luận trực tuyến) nước ngoài trong khoảng 1-2 phút, mọi lúc mọi nơi và không cần đặt lịch trước.
Đại diện nhà phát triển ứng dụng Bitu cho biết, công ty muốn tạo ra cộng đồng học viên có thể sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao lưu, kết bạn, trò chuyện về bất kỳ vấn đề nào. "Với sự trợ giúp của công nghệ và môi trường cởi mở, Bitu tự tin trở thành nền tảng đưa người Việt đến gần hơn với bạn bè quốc tế", người này nói thêm.
Bên cạnh đó, Bitu áp dụng phương pháp Listen and Repeat (Nghe và Nhắc lại) một cách tự nhiên, giúp người học từ từ quen với tiếng Anh. Đồng thời, việc tạo một môi trường luyện nói vui vẻ, thân thiện như nói chuyện hàng ngày cũng góp phần giúp người học gạt bỏ tâm lý sợ hãi, lo lắng khi nói tiếng Anh. Đại diện ứng dụng khẳng định điều này 'biến' nhiệm vụ luyện nói tiếng Anh trở thành thói quen, hoạt động giải trí hàng ngày của người dùng sau khoảng thời gian học tập, làm việc mệt mỏi.
Bitu không sử dụng giáo trình hay các đoạn hội thoại mẫu. Ứng dụng đưa ra các chủ đề gần gũi với cuộc sống để khơi dậy hứng thú của học viên đối với việc luyện nói tiếng Anh. Đại diện đơn vị chia sẻ: "Khi bạn coi luyện nói như những buổi trò chuyện với bạn bè, bạn sẽ lắng nghe tiếng Anh với tâm thế thoải mái, chủ động, mong muốn được nói nhiều hơn, qua đó trực tiếp mang đến sự hiệu quả".
(Nguồn và ảnh: Bitu)