Canon trình làng mẫu TV SED 36" tại triển lãm Ceatec 2005. Ảnh: Ceatec |
Có rất ít sự hoài nghi về thế giới TV màn hình phẳng và cũng có không ít người tiêu dùng vẫn còn lưỡng lự khi quyết định có nên chuyển sang dùng TV plasma, TV máy chiếu hoặc LCD không. Đó chính là cơ sở để Canon và Toshiba vẫn quyết định sẽ tung ra thị trường một loại công nghệ TV màn hình phẳng mới là SED, lựa chọn mới nhất thay thế cho chiếc TV bóng đèn hình nặng nề và cồng kềnh.
Ông Mimura người Tokyo, một fan của môn nghệ thuật thứ bảy, một công nhân với 50 tuổi đời đang tìm kiếm một TV phẳng trên 40. Ông phân vân giữa LCD và Plasma. Ông hơi nghiêng về Plasma, vì ông đoán Plasma tốt hơn LCD về khả năng thể hiện hình ảnh chuyển động và cho màu đen sâu hơn, hai yếu tố quan trọng cho phim.
Nhưng ông Mimora có thể chờ mua TV SED - một số người khuyên - TV này cho hình ảnh sinh động và dải màu đen phong phú, màu sắc sống động, thời gian đáp ứng nhanh, công suất tiêu thụ thấp và cho góc nhìn rộng. Nó là sự kết hợp của Plasma và công nghệ LCD. Có thể nói rằng chúng không có khiếm khuyết.
Về mặt công nghệ, có thể nói SED là đỉnh cao của ngành công nghệ TV, bởi cho hình ảnh tốt như TV bóng đèn hình (CRT) trong một dáng vẻ thon thả mảnh mai. Tuy nhiên, các nhà phát triển SED có thành công trong việc thương mại hoá chúng hay không, đó lại là một chuyện khác.
TV SED sử dụng màn hình phát xạ điện tử dẫn bề mặt surface-conduction electron-emitte display. Tương tự như công nghệ CRT, hình ảnh được tạo ra bởi TV SED cũng do các điện tử đập vào mặt trong của màn hình phủ phốt-pho và phát sáng. Nhưng thay vì sử dụng 3 súng bắn tia điện tử, công nghệ SED sử dụng một chuỗi hàng trăm ngàn các bộ phát xạ electron nhỏ bé - mỗi cái tương ứng với một điểm ảnh trên màn hình.
Trong khi cấu trúc của TV CRT yêu cầu các hạt điện tử phải được bắn ra theo luồng từ rất xa, thì các bộ phát xạ điện tử của SED có thể được bố trí ngay tấm panel phía sau sát với màn hình phủ phốt-pho, cho phép TV mảnh mai hơn rất nhiều.
Canon, được biết đến là nhà sản xuất camera và thiết bị văn phòng nổi tiếng toàn cầu, đã nghiên cứu phát triển công nghệ SED từ cách đây 20 năm, và bắt tay với Toshiba từ năm 1999. Năm ngoái, hai công ty này đã lập ra công ty liên doanh SED Inc và rót vào 2 tỷ USD để phát triển và sản xuất màn hình SED tại Nhật.
Những chông gai trước mặt
Việc kinh doanh TV phẳng đã vượt qua TV CRT truyền thống ở Nhật và thị trường toàn cầu chờ đợi doanh số TV phẳng sẽ đạt khoảng 100 triệu chiếc vào năm 2009 khi mà giá cả ngày một giảm mạnh trong khi truyền hình số và HDTV ngày càng lan rộng, theo DisneySearch.
Chúng tôi đã lên một kế hoạch quy mô lớn về việc kinh doanh TV số, chủ tịch hội đồng quản trị hãng Canon, ông Fujio Mitarai, phát biểu tại một cuộc triển lãm tại Paris.
Ông Mitarai cho biết Canon sẽ bắt đầu kinh doanh TV SED vào mùa xuân tới. Phiên bản đầu tiên sẽ có kích thước khoảng 55 và có giá cạnh tranh trực tiếp với Plasma và cai quản tầm mở rộng của TV LCD - từ 50 trở lên.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng Liên doanh SED Inc của Canon và Toshiba khó có thể thu lợi trong những năm đầu vì phải rót nặng vốn vào các khoản đầu tư ban đầu, mặc dù SED là công nghệ khá hoàn hảo.
Ryohei Takahashi một nhà phân tích của hãng Merrill Lynch cho biết, Samsung tuyên bố giá TV Plasma trong năm 2008 sẽ giảm 20 USD/inch. Điều đó có nghĩa là giá một TV 50 sẽ giảm khoảng 1.000 USD nữa, tức là khoảng so với thời điểm hiện nay. Dự báo này đe doạ đến tương lai của các sản phẩm tương đối mới như SED.
Mẫu TV SED 36" của SED Inc. Ảnh: Digitimes |
Việc thu lợi trong một thị trường kiểu như vậy sẽ rất khó khăn, Takahashi nhận định, dự đoán phải sau 5 năm Canon mới bắt đầu có lãi. Nhưng Canon khẳng định họ có đủ tiềm lực tài chính để theo đuổi cuộc chơi trong vòng 10 hoặc 20 năm nữa.
Thực sự hầu hết các nhà sản xuất TV phẳng không thể trụ lại ở một thị trường mà chi phí vật liệu thường cao mà giá sản phẩm lại hạ với tốc độ chóng mặt 30%/năm. Người khổng lồ về TV Plasma Matsushita và nhà sản xuất TV LCD hàng đầu Sharp là một trong số ít các hãng trụ được.
Takahashi cho rằng Canon nên thử sức TV SED ở tầm 36 chất lượng cao giống như phiên bản mẫu từng được công ty trình làng trong một số triển lãm. Tôi nghĩ vẫn có nhiều người quan tâm đến chất lượng TV hơn là số inch của màn hình, đặc biệt là màn hình tới 55. Mặt khác, việc chế tạo màn hình lớn cũng rất khó khăn.
Còn ông Mimura, người đang săn lùng một TV màn hình cỡ lớn để xem phim thì cho rằng chiếc TV lý tưởng mà ông chờ đợi phải có độ phân giải cao. Và điều này chắc chắn, SED sẽ làm ông hài lòng bởi các TV này đều đạt độ phân giải cao hoàn toàn 1920x1080 pixel. Giá cả đối với ông Mimura không là tất cả. Ông khẳng định có thể bỏ ra 4.300-5.200 USD cho chiếc TV ông chọn, miễn sao chất lượng hình ảnh của nó hoàn hảo.
T.B. (theo Reuters)