TV 3D đã có mặt ở Việt Nam hơn 2 năm. Ảnh: Tuấn Anh. |
Sau 2 năm xuất hiện ở Việt Nam, doanh số TV 3D đã có có những tín hiệu lạc quan với mức tăng trưởng tốt. Khái niệm 3D cũng ghi được dấu ấn khá rõ nét với người tiêu dùng. Theo chia sẻ của ông Lê Quang Vũ, Tổng giám đốc của siêu thị Media Mart (Hà Nội), lượng TV 3D bán ra trong năm 2011 đã cao gấp 3 đến 4 lần năm trước đó. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của TV 3D thụ động sử dụng kính phân cực là một nguyên nhân tác động tích cực đến thị trường. Dòng sản phẩm này giúp người mua có cơ hội thưởng thức TV 3D với chi phí đầu tư thấp hơn khá nhiều, bớt lo đến khoản kính chuyên dụng.
Trong khi công nghệ 3D chủ động nhận được hậu thuận từ nhiều hãng và được trang bị trên cả TV LED và Plasma thì 3D thụ động năm ngoái chỉ có LG với dòng TV Cinema 3D. Nếu xét về số lượng, ba model thụ động LW6500, LW5700 và LW4200 chịu sức ép cạnh tranh khá lớn và chưa phải là đối thủ đáng gờm khi số lượng TV 3D lên tới hàng chục model khác nhau và có doanh số tốt hơn. Thị trường TV 3D năm ngoái, ưu thế vẫn thuộc về 3D chủ động và công nghệ thụ động mới mang tính chất thăm dò thị trường.
So với các dòng TV chủ động của Samsung và Sony, Cinema 3D của LG năm ngoái thiếu đi model thuộc hàng cao cấp nhất như 3D mà mới dừng lại ở dòng sản phẩm tầm trung như LW6500. Theo đánh giá của những người có kinh nghiệm trên diễn đàn HD Việt Nam, nếu có nhu cầu sử dụng HD cao hơn 3D và muốn tận dụng các tiện ích mở rộng hay tính năng thông minh trên HDTV, model thụ động năm ngoái chưa thật xứng tiền.
TV 3D thụ động bắt đầu có mặt ở Việt Nam trong năm ngoái nhưng số lượng còn hạn chế. Ảnh: Tuấn Anh.
Nhưng bù lại với người chơi HD và 3D, TV 3D thụ động vẫn được đánh giá cao và tỏ ra không thua kém so với 3D chủ động.
Một trong những tiêu chí được đánh giá cao ở công nghệ này là khả năng trình diễn hình ảnh nổi. Các model thụ động như Cinema 3D của LG được trang bị công nghệ FPR với một tấm tách lọc hình ảnh ở ngay trên màn hình. Bởi vậy, việc thể hiện hình ảnh sáng, ổn định và bớt được hiện tượng bóng mà, chất lượng hình ảnh nổi trên TV 3D chủ động tốt hơn, anh Vũ Dương (Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội), một người chơi HD và 3D có kinh nghiệm chia sẻ.Kính chuyên dụng cũng là một lợi thế. Ví dụ, dòng TV LG Cinema 3D được trang bị kính phân cực, trọng lượng lại nhẹ và không dùng pin với giá thành chỉ vài trăm nghìn đồng tạo ra lợi thế lớn so với các cặp kính màn trập của TV chủ động, cồng kềnh, phải sử dụng pin hoặc sạc điện mỗi khi sử dụng, anh Nguyễn Văn Hiệp, nhân viên tư vấn tại một siêu thị TV điện máy ở Hà Nội lý giải.
Ngoài chất lượng hình ảnh ổn định, tính năng hiển thị kép Dual Play là một ưu thế của 3D thụ động so với chủ động. Ảnh: Tuấn Anh.
Năm 2012 hứa hẹn chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của TV 3D thụ động, hình thành cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa 2 công nghệ TV 3D thụ động và chủ động ngay ở thị trường Việt Nam.
Xu hướng chuyển đổi sang 3D thụ động đã bắt đầu xuất hiện từ cuối năm ngoái và đầu năm nay ở thị trường quốc tế, các hãng TV từng tập trung vào 3D thụ động như Philips, Panasonic, Toshiba... đã bắt đầu tung ra các model thụ động đầu tiên của mình. Trong khi đó dù chưa chính thức, gã khổng lồ Sony cũng để lộ ý định chuyển sang 3D thụ động.Sau thời gian "thăm dò" năm ngoái, mới đây LG đã đưa về nước các model Cinema 3D chủ chốt và cao cấp nhất của mình dành cho năm 2012, trong đó, LM9600 là dòng sản phẩm gây được nhiều chú ý khi sở hữu thiết kế mỏng, tính năng thông minh thế hệ mới và có màn hình công nghệ Full LED Nano thay cho LED viền. Các model 3D thụ động mới về VN còn được trang bị thêm tính năng hiển thị kép, điều mà TV 3D chủ động chưa có được.
Bên cạnh đó, những nhà sản xuất như Toshiba, Philips hay Panasonic cũng hoàn toàn có khả năng đưa về Việt Nam các model 3D thụ động của mình khi đều đã ra mắt sản phẩm ở nước ngoài. Mức độ hậu thuẫn và lợi thế của 3D chủ động có thể giảm dần bởi vậy sự cạnh tranh giữa hai công nghệ TV 3D thụ động và chủ động trong năm 2012 hứa hẹn sẽ sôi động và hấp dẫn hơn nhiều với thế trận cân bằng hơn. Không còn quá bận tâm quá nhiều đến kiểu dáng hay giá tiền, người mua TV 3D sẽ được quyết định sử dụng công nghệ 3D nào phù hợp với mình, 3D thụ động hay chủ động.
3D chủ động là phương pháp tạo ra hình ảnh ba chiều nhờ vào kính chuyên dụng loại màn trập. Loại kính này sử dụng pin rời hoặc pin sạc, mắt kính dạng LCD nên cồng kềnh, đắt tiền. Ưu điểm của 3D chủ động là chất lượng hình ảnh sắc nét, hiệu ứng tốt nhưng hạn chế khi độ ổn định không cao, hình ảnh tốt, bị bóng ma hay nhòe hình... ở điều kiện phòng chiếu sáng. |
3D thụ động sử dụng loại màn hình đặc biệt và đi kèm với kính phân cực cho phép tái tạo ra các hình ảnh ba chiều. Loại kính này không dùng pin, thiết kế đơn giản nên giá thành rẻ hơn nhiều chủ động. Ưu điểm của 3D thụ động là chất lượng hình ảnh 3D ổn định, hiệu ứng thể hiện tốt, người xem không bị mỏi mắt nhưng do sử dụng một lớp phân cực ngay trên màn hình TV nên độ phân giải gây cảm giác thấp hơn 3D chủ động. |
Tuấn Anh